Trương Công Ảnh
Nhiều lần tôi định cầm bút viết lại chuyện nầy nhưng ký ức cứ dội về trong tôi đến nghẹt thở. Tôi muốn để cho những tâm tư ấy lắng đọng trở lại và cho tâm hồn mình yên tĩnh để trả món nợ nầy -món nợ cuối cùng trong 12 năm năm đèn sách- thế mà cuộc sống áo cơm cứ giằng kéo khiến tôi cứ lần lửa mãi rồi ước mơ cứ im lặng dần trôi.
Gặp lại bạn bè cũ tuy không nhiều, tôi đem ý định ấy bày tỏ với nhau nhưng cũng chẳng có mấy ai hào hứng lắm, và cũng chỉ nhận được sự đồng tình khi gặp mặt để rồi cuối cùng cũng đi theo vào sự quên lãng mà thôi! Cuộc sống đời thường áo cơm luôn tất bật khiến cho chúng ta mỏi mệt, nên cũng chẳng còn tâm trí đâu mà ngoái nhìn lại cái quá khứ sách đèn đẹp đẽ tuyệt vời đã lùi lại quá xa!
Chuyện của quá khứ? chuyện thuở sách đèn đâu thuộc của riêng ai, nên níu lại làm chi cho thêm nặng bụng, nhưng với riêng tôi tôi thấy mình như có lỗi và có trách nhiệm nặng nề trước cái quá khứ đó vì dẫu sao tôi cũng đã từng là “Lý Trưởng” của cái “Làng 12A3”ấy ngày xưa.
Đối với thế hệ học sinh chúng ta ngày đó, ai mà không biết được rằng Đất Nước đã hoà bình độc lập, tự do và đời sống sinh hoạt của xã hội đã được thiết lập lại theo một trật tự mới, chúng ta được trở lại mái trường để học tập, và tất nhiên một nền giáo dục mới cũng được hình thành trên cơ sở một hệ tư tưởng mới của một xã hội mới. Chúng ta gặp nhau ở Lớp 12A3 nầy – Cái Lớp mà ban đầu ai nghe đến cũng đều chán ngán mà chẳng hiểu vì đâu?
Là một lớp trưởng nhưng cho đến nay thú thật, tôi không thể tài nào nhớ hết được tên của bạn bè trong lớp, không nhớ sĩ số lớp mình là bao nhiêu và bây giờ họ như thế nào…? Nhưng tôi có thể nói ngay rằng: Lớp 12A3 của chúng ta ngày ấy là một lớp học khá đặc biệt và đã để lại trong tôi nhiều dấu ấn khó quên.
Lần đầu tiên ở Trường Phan Châu Trinh lớp nào cũng có Nữ, một điều mà trước đó chưa từng xảy ra, nếu có thì chỉ có một số ít ở các lớp thuộc Ban C của một hai năm trước chuyển từ Trường Nguyễn Hiền và Trường Pascale qua. Chuyện của quá khứ? chuyện thuở sách đèn đâu thuộc của riêng ai, nên níu lại làm chi cho thêm nặng bụng, nhưng với riêng tôi tôi thấy mình như có lỗi và có trách nhiệm nặng nề trước cái quá khứ đó vì dẫu sao tôi cũng đã từng là “Lý Trưởng” của cái “Làng 12A3”ấy ngày xưa.
Đối với thế hệ học sinh chúng ta ngày đó, ai mà không biết được rằng Đất Nước đã hoà bình độc lập, tự do và đời sống sinh hoạt của xã hội đã được thiết lập lại theo một trật tự mới, chúng ta được trở lại mái trường để học tập, và tất nhiên một nền giáo dục mới cũng được hình thành trên cơ sở một hệ tư tưởng mới của một xã hội mới. Chúng ta gặp nhau ở Lớp 12A3 nầy – Cái Lớp mà ban đầu ai nghe đến cũng đều chán ngán mà chẳng hiểu vì đâu?
Là một lớp trưởng nhưng cho đến nay thú thật, tôi không thể tài nào nhớ hết được tên của bạn bè trong lớp, không nhớ sĩ số lớp mình là bao nhiêu và bây giờ họ như thế nào…? Nhưng tôi có thể nói ngay rằng: Lớp 12A3 của chúng ta ngày ấy là một lớp học khá đặc biệt và đã để lại trong tôi nhiều dấu ấn khó quên.
Là một tập thể lớp trong 3 lớp thuộc Ban A của Khối 12, không biết tình hình hai lớp bạn như thế nào chứ lớp 12A3 mình không khí lớp học có vẽ rời rạc, nặng nề. Rời rạc, nặng nề đến nỗi Cô Mua chủ nhiệm lớp đầu tiên phải bật khóc trong giờ sinh hoạt trước sức ỳ của lớp. Các bạn ơi! chắc các bạn không quên cái buổi học đáng buồn ngày nào để rồi có tự trách mình dẫu chỉ là một chút muộn màng?
Lớp 12A3 hồi ấy được hợp thành từ các bạn học sinh ở các trường trung học trong thành phố, không phân biệt công tư hay bán công, nên lớp chúng ta có đủ các thành phần học sinh ở các trường chuyển về, kể cả các bạn học sinh ở Miền Bắc và các bạn Lớp 12 trước đó đọng lại. Trong thời điểm nhạy cảm đó, và trong một tập thể với nhiều thành phần học sinh mới cũ, lạ lớp lạ trường và lạ cả những thói quen trong suy nghĩ và hành động trước sự thay đổi một cách toàn diện mọi mặt cuộc sống xã hội, trong đó có giáo dục thì thử hỏi không khí lớp học hồi đó không rời rạc, không nặng nề và ì ạch mới là chuyện lạ? Thêm vào đó nội dung chương trình học và phương pháp giảng dạy có nhiều thay đổi nên bước đầu chúng ta bị động và lung túng. Còn Thầy Cô thì cũng có nhiều thay đổi: ngoài các Thầy Cô dạy trong các nhà trường trước đây ở lại được Ty Giáo Dục bổ nhiệm, còn có các Thầy Cô ở chiến khu và ở các trường Miền Bắc chuyển về, kể cả bên Bộ đội chuyển sang, nên có thể nói nhà trường trong giai đoạn đầu chưa thật ăn khớp giữa trò với trò, giữa Thầy với Thầy và giữa Thầy với trò. Âu đó cũng là quy luật của tất yếu trong giai đoạn lịch sử sang trang mà thôi!
Tất cả những yếu tố đó tác động đến học sinh chúng ta thời ấy nên không làm sao tránh khỏi những suy nghĩ thụ động, thờ có phần né tránh, dè dặt trong từng lời nói, cử chỉ và cả thái độ trong hành động, phải e dè nhìn trước ngó sau để khỏi sợ bị quy chụp. Chính vì vậy nên chúng ta chưa hiểu hết được nhau, chưa có được một tiếng nói chung để cùng nhau xây dựng một tập thể lớp vững mạnh ở bước đầu.
Từ chỗ một lớp học đang đứng trước nguy cơ bị giải thể đã làm cho chúng ta bừng tỉnh, quên hết những “Thủ thế, yếm thế” trong suy nghĩ và mới thấy được hết cái ý nghĩa của hai từ “Độc Lập, Tự Do” để từ đó cùng nhau “Xuất Thế” trong hành động dưới sự dìu dắt của Cô Giáo chủ nhiệm mới Nguyễn Thị Nhung, .12A3 đã hồi sinh và vươn mình đứng dậy, từng bước nỗ lực phấn đấu để cùng nhau xây dựng một tập thể lớp vững mạnh, và đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp lúc bấy giờ. Có thể hồi ấy có một vài bạn chưa thật sự hoà mình lắm, và còn có một chút gì đó thờ ơ với phong trào của lớp vì nhiều lý do mà không biết bày tỏ cùng ai để có được sự cảm thông cho nhẹ bớt nỗi lòng cho nên mới bị hiểu nhầm đấy thôi. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy mình cũng có lỗi nhiều với các bạn và luôn tự trách mình là kẻ vô tâm!
Hơn 30 năm trôi qua, tôi không thể nào nhớ hết được tên người và gương mặt của các bạn trong lớp nhưng về những “sự kiện”của lớp hồi ấy thì tôi vẫn còn nhớ mãi và có thể nói những hình ảnh dễ thương của ngày xưa ấy cứ hiện hữu mãi trong tôi. Đến giờ học trống đã đánh dứt mấy hôi rồi mà lớp vẫn chưa xuống sân xếp hàng đầy đủ, vào lớp sinh hoạt đầu giờ thì hát hò không đến đầu đến đũa, kẻ Bắc người Nam, cộng thêm tổ trực nhật nào hôm đó làm qua loa lấy lệ, khiến cho mấy anh chàng Cờ Đỏ chấm chéo thi đua ghi vào sổ nợ. Đến khi vào học thì ít chịu phát biểu ý kiến để xây dựng bài, rồi thêm cái chuyện trong giờ học một số nường lo buôn bán dưa lê, khiến cho giáo viên bộ môn phê vào sổ đầu bài vân vân và vân vân… Thế là đến thứ bảy giờ sinh hoạt thì chắc không nói các bạn cũng thừa biết là không khí lớp như thế nào rồi, nhưng nhờ vậy mà chúng ta lấy đó để rút kinh nghiệm mà phấn đấu đưa lớp đi lên. Vui nhất là những lúc nghỉ giữa giờ, anh chàng Lê Công Tâm (cây hề nhất lớp) giả giọng Thầy Nhứt dạy Sử lên bục giảng về Chiến Dịch Biên Giới hay làm nhạc trưởng chỉ huy lớp tập hát làm cho cả lớp cười vỡ cả bụng. Chỉ tội cho anh chàng Tấn Thổ Địa cứ bị mấy bà Thuỷ, bà Liên bắt nhảy xuống bao lơn nhặt guốc do mấy bà cải nhau rồi ném xuống báo hại Tấn Thổ Địa bị đau dạ dày chữa cho đến bây giờ mà vẫn chưa khỏi! Vui là thế nhưng lắm lúc cũng buồn thúi ruột bỡi do cái tật đùa dai của cái đám “Nhất Quỷ Nhì Ma” chỉ vì câu nói ví von là mái tóc của Thuỷ giống như Nàng A Lê Zô Bếp (Nữ Hoàng ElizaBeth) làm cho cô nàng buồn khóc đến ngập lụt cả lớp. Và lại buồn hơn khi anh chàng Lý Cựu Nguyễn Đăng Châu trong một lần sinh hoạt Chi Hội lớp đã phê bình góp ý thế nào đó khiến cho cô nàng Thanh Vân khóc tức tửi làm cho không khí lớp càng nặng nề.
Trong các phong trào thi đua hồi ấy như học tập,báo chí văn nghệ thể thao và lao động… hoạt động khá đều tay. Riêng phong trào văn nghệ có phần nhĩnh hơn một chút, cho đến bây giờ mà tôi vẫn còn như nghe văng vẳng đâu đây tiếng Khẩu Cầm của Hồng Loan và Tâm hề; tiếng đàn Măng Cầm rộn rã của Hạnh và Chi Lùn cùng tiếng đàn Tây Ban Cầm trầm ấm của Đức Nhược và Xuân Tịnh hoà cùng tiếng vĩ cầm réo rắt du dương của Nguyễn Hoàng Minh trên Đài Phát Thanh Đà Nẵng hồi ấy qua bài hoà tấu “Ngày Thống Nhất Bác Đi Thăm” của Nhạc Sĩ Phạm Tuyên. Và kia trên sân khấu của trường trong đêm Kỷ Niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 1976, Nguyễn Thị Bích Hà đang hoá thân vào hình tượng cô gái Lào qua điệu múa “Hoa Chămpa” đến ngây ngất mê say.
Còn báo chí ư? cũng chẳng hề thua kém nhưng phải nói là rất rất ngẫu hứng. Bởi vì mang tiếng là một trong những lớp Ban A nhưng đã đến hết hạn nộp báo tường để chào mừng ngày Thành lập Đoàn 26-3 rồi mà chẳng thấy có ma nào tham gia viết bài, mặc dù Chi Hội lớp cùng ban cán sự lớp không ngừng đôn đốc nhắc nhở, đến nỗi Cô Nhung chủ nhiệm lớp bực bội nói như giận dỗi :
- Tôi không biết… các anh các chị làm sao đó thì làm, sáng mai có báo đem nộp cho Đoàn Trường để tôi phải khó xử. Chắc các bạn chưa quên là Cô chủ nhiệm lớp mình lúc ấy là Bí thư Đoàn Trường mà.
Sau cái tối hậu thư ngắn ngủi đó, tôi bàn với các bạn Diệu Minh, Hùng, Hạnh, Tịnh, Chi, Nhược và Tâm hề phải bằng mọi giá để sáng mai có tờ báo tường để nộp. Sau giờ tan học chúng tôi kéo nhau về nhà trọ của Lê Hùng và tập trung vào sáng tác. Bạn Hạnh lo công việc hậu cần, nhóm bếp nấu cơm, sau bữa cơm đạm bạc, các bạn về nhà, chỉ còn lại năm anh em chúng tôi làm việc cho đến sáng để hoàn thành tờ báo và đem đến nộp đúng hẹn. Không biết lúc ấy các bạn nghĩ gì, riêng chúng tôi thì thấy rất vui và hạnh phúc, dù phải qua một đêm thức trắng và mỏi mệt.
Còn biết bao nhiêu chuyện buồn vui, chỉ trong một năm học cuối cùng và ngắn ngủi ấy không biết các bạn còn nhớ hay không. Tuy nhiên nhắc lại chuyện xưa để mà vui mà nhớ nhau và thông cảm cho nhau, chứ không phải để mà khen chê hay hờn trách. Với riêng tôi, dấu ấn để lại trong tôi sâu đậm nhất đó chính là buổi liên hoan chia tay đẫm nước mắt của các bạn khi tôi hát tặng các bạn bài hát tạm biệt mái trường, tạm biệt mùa hoa cuối cùng của thời niên thiếu để bước vào cuộc đời rộng mở đang đón chờ ta...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét