TÌNH CHỈ ĐẸP
Yêu
nhau tam tứ núi cũng trèo.
Thất
bát sông cũng lội, cửu thập đèo cũng qua.
Ngay
từ trong buổi bình minh của lịch sử con người,
ngay từ lúc tâm hồn con người còn hoang sơ đơn giản thì tình yêu đã vô cùng mãnh
liệt. Khi yêu nhau rồi, người ta sẽ vượt qua tất cả những gì gọi là “chướng ngại vật” để đến với nhau. Mấy núi, mấy sông, mấy đèo … cũng qua chứ đừng nói là mấy … con người! “Cũng qua” có nghĩa là cũng
gặp, cũng có nghĩa là sẽ vượt qua. Tự nhiên như thế, tình yêu bao giờ cũng bao hàm
ước muốn gần gũi, chiếm hữu…
Yêu
nhau, muốn đến với nhau để trở thành vợ chồng, cùng nhau sống đến ngày “Đầu bạc
răng long” là ước muốn chính đáng, đẹp đẽ và hoàn toàn xứng đáng
được mọi người ủng hộ. Nhưng, cuộc sống không phải là bất biến
và tình yêu
cũng vậy. Hợp rồi tan cũng là lẽ thường tình. Một cuộc tình đẹp cũng
có thể đến chỗ ly tan. Có thể hồi đó tôi (anh) yêu anh (tôi) mà bây giờ tôi
không yêu anh (tôi) nữa! Đó cũng là điều bình thường
trong tình cảm.
Đừng hỏi: “Vì sao lúc trước anh (em) yêu tôi mà bây giờ em (anh)
phụ tôi?” Bởi chuyện nó là như vậy rồi. Cũng có thể yêu nhau say đắm một thời gian
thì … bỗng dưng phát hiện ra mình không hòa hợp. Hoặc có khi đôi
lứa vẫn mặn nồng tình nghĩa nhưng vì nghịch cảnh, vì cha mẹ đôi
bên không chấp nhận, vì cuộc sống… mà phải xa nhau. Có thể nói muôn nẻo đường
để yêu nhau và cũng vạn nẻo đường để
chia tay nhau. Thậm chí đã là vợ chồng, đầu ấp tay gối mà vẫn phải đến lúc “Anh
đường anh, tôi đường tôi. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi”.
Vậy,
khi tình yêu “vỗ cánh bay đi”, chúng ta nên có thái độ, cách hành xử như thế nào cho đẹp? Buồn? Thương? Tiếc nuối? xót xa? Giận hờn… Những cảm xúc ấy ai yêu mà không có.? Chính nhà thơ tình yêu nổi tiếng Xuân Diệu đã định nghĩa về tình yêu:
Yêu là
chết ở trong lòng một ít.
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu.
Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu.
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết.
Mới yêu thôi thì đã “chết trong lòng” huống
hồ mất tình yêu? Chết điếng nữa là khác. Nhưng,
ngày xưa, hay nói gần hơn là trước đây, khi tình yêu - vì một lẽ nào đó mà tan vỡ thì người ta thường chỉ lặng câm gậm nhấm nỗi buồn.một mình.kiểu như “Ngày nhà em pháo nổ. Anh cuộn mình trong chăn”. Hoặc nhìn người yêu sang ngang mà than thở: “Ván kia, bây giờ đóng thuyền rồi. Có còn chi đâu nứa, thôi đành hẹn trong mơ”. Không
được hạnh ngộ ngoài đời thì hẹn gặp nhau trong mơ. Vậy thôi. Còn nếu đau đớn hơn thì: “Anh về góp lại thư em, cả ngàn trang giấy mỏng xanh
màu. Gom cả áo lạnh ngày xưa,anh đem
ra đốt thành tro tàn”. Đốt là đốt thư,đốt áo lạnh. Để làm gì?
Ta hãy nghe, rất là nhân văn: “Cho người
xưa khỏi phân vân. Khi ngồi đan áo cho người mới”. À, thì ra, anh sợ còn
nhìn kỷ vật thì càng khó quên,rồi sinh ra nhung nhớ, có thể gây ảnh hưởng đến hạnh phúc của người mình yêu.Vậy đó. Hoặc có khi … điên tiết quá, giận quá thì anh
cũng sẽ… giết nhưng mà
là: “Giết người đi. Giết người trong mộng đã bội thề…”. chỉ là giết người trong mộng mà thôi như để xóa
tan bóng hình người xưa… Rồi trên đường đời, nếu vô tình ta có gặp lại nhau thì “Xin làm người xa lạ”. . Hoặc
nếu sợ còn… yêu
quá thì anh se van xin nàng: “Đôi mắt
người xưa, xin đừng buồn vì tôi. Cho trái tim tôi ngủ quên chuyện tình xưa lỡ làng”. Nỗi buồn vì
mất tình yêu trong thơ
trong nhạc ngày xưa sao mà đẹp thế, nhân văn đến thế. .Yêu như vậy mới
là yêu.
Tình như vậy mới là tình đẹp. Cũng có thể có
người cho đó là ủy mị, là thụ động. Nhưng như thế còn hơn chán
vạn lần những kẻ thất tình rồi tìm cách trả thù tàn độc theo kiểu “không lấy cũng
khuấy cho hôi”. nhưng không phải là “hôi” mà là sự tàn nhẫn, sự man rợ ,mất
nhân tính khi… chặt chém, tạt a-xit, đổ xăng đốt hay … viết cáo phó, đem vòng
hoa đến … khủng bố nhà người yêu ngay lúc người ấy đi lấy chồng (vợ)! Như vậy không phải là tình yêu. Hãy biết rằng vết thương lòng rồi dần dần sẽ nguôi
ngoai. Rồi thòi gian sẽ xóa đi tất cả. Rồi mỗi người sẽ lại vui với người mới,
tình mối. Cuộc sống vẫn tốt đẹp biết bao. Nên nhớ rằng mối tình sử của Rô- mê-
ô và Ju-ly-et đã từng làm thổn thức triệu con tim nhân loại thì cũng không phải
là tình đầu tiên.! Còn nếu ai đó muốn ôm
ấp mãi mối tình xưa để tôn thờ tình yêu cũng vẫn tốt. Những
ai yêu nhạc của Vũ Thành An hẳn không quên bài hát : “Bài không tên cuối cùng”.
Trong đó, khi hai người không còn với nhau, cô người yêu
đi lấy chồng, anh đau đớn quá cứ tự hỏi lòng: “Này em
hỡi, con đường em đi đó, con đường em theo đó, đúng hay sai em.? Mưa bên chồng,
có làm em khóc, có làm em nhớ những khi mình mặn nồng?..”. Hay : “xa nhau rồi, thiên đường thôi lỡ, cho thần
tiên chắp cánh xót đau người tình si…” Chỉ hoàn toàn là những lời buồn anh
tự gặm nhấm cho riêng mình. Thế đó, nhưng, mấy chục năm sau, chính những lời
nhạc đó đã làm cho tác giả ân hận và thấy mình có lỗi. Yêu người, anh muốn cho người yêu hạnh phúc. Anh sợ
rằng những lời hát đó có thể làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của người yêu. Thế nên, trong bài hát “Bài không tên cuối cùng 2”, nhạc sĩ đã vội vàng sửa lại: “Này em hỡi! Con đường em đi đó, con đường em theo đó, đúng đấy em ơi. Nếu
chúng mình có thành đôi lứa,c hắc gì ta đã thoát ra vòng khổ đau?”… Em bỏ
anh đi lấy chồng là hoàn toàn đúng đó em ơi! Đừng cho rằng điều đó chir có
trong nhạc trong thơ. Đó chính là đời. Thật là một tình yêu cao thượng.
Yêu
say đắm vội vàng nhưng chính nhà thơ Hồ Dzếnh lại viết: “Tình chỉ đẹp khi còn dang
dở”. Yêu nhau, không ai muốn chuyện tình mình dang dở. Nhưng
biết đâu, khi mộng ước không thành cũng để lại trong ta dư âm và hình ảnh đẹp mãi không phai
mờ trong tâm thức. để mãi nhớ về nhau.. Tình yêu đẹp lắm! Tình yêu là muôn
thuở, là bất diệt, là thiêng liêng. Hãy cố gắng giữ cho tình yêu đẹp mãi cho dù
có thể ta không chung bóng chung đường.
Ngày 9 tháng 9 năm 2013
Mây
Hãy đến với những bài thơ tình dang dang dỡ dỡ của Hồ Dzếnh và đã được phổ nhạc nha !
Trả lờiXóa- Ngập ngừng thơ Hồ Dzênh
Em cứ hẹn nhạc Hoàng Thanh Tâm .
-Màu cây trong khói thơ Hồ Dzếnh .
Chiều nhạc Dương Thiệu Tước .
-Mùa thu năm ngoái thơ Hồ Dzếnh .
Mầu thu nhạc Nguyễn Thanh Cảnh .
Cứ vui và hát hay . . . nhưng không khỏi một chút nghẹn lòng !
- .
Vì đâu câu hát dỡ dang
XóaCứ vui ca hát nhưng đang nghẹn lòng...
Cám ơn bạn Nguyễn Võ đã nhắc khéo ở bài thơ "Ngập ngừng" của Hồ Dzếnh mà chị Mây nhầm là của Xuân Diệu.
XóaLão Quản gia cũng quan liêu không duyệt lại bài. He he he
Hihihi . . . tụi em là những người bị mất " khoảng trời và góc sân " từ dạo ấy . Tình cờ đi qua "góc sân " nầy thấy dễ thân , dễ thương nên ghé qua . Mong . . . và đừng rầy là cô bé lắm chuyện !
Trả lờiXóaRất vui được đón Nguyễn Võ đến góc sân Giao Mùa. Những người bước qua tuổi 50 thường nhớ về quá khứ. "Khoảng trời và góc sân" ngày ấy vẫn tồn tại trong trong sâu thẳm của mỗi chúng ta,
Xóa