Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Chải đầu cho mẹ

CHẢI  ĐẦU CHO MẸ
Mẹ già như chuối ba hương.
Như xôi nếp mộng như đường mía lau
          Có biết bao nhiêu câu ca dao ngợi ca tình cảm của người con dành cho mẹ? Bởi  Mẹ ngọt như chuối, như đường, mềm mại dẻo dai như xôi nếp… Mẹ là dòng suối ngọt ngào, là nải chuối, buồng cau… mẹ là như thế đó. Mẹ là như thế đó nhưng không phải với ai mẹ cũng là như thế. Có biết bao người từng chăm chuốc chải tóc cho thú cưng? Khi chú thú cưng bị ốm,họ lo lắng chạy chữa, mời bác sĩ… Con chó con mèo họ nuôi mà bị bắt trộm hay bị mất đi có khi họ buồn cả tháng, có khi họ khóc lóc thảm thiết … nhưng đã chắc gì họ một lần chăm lo cho mẹ, đã chắc gì trong đời họ một lần chải đầu cho mẹ?
          Sáng nay, tôi đã tận mắt chứng kiến một hành động vô cùng nhỏ nhoi mà vô cùng cao đẹp của một người bạn trong trường-một người con, dành cho mẹ của mình. Hành động ấy của anh làm cho tôi cứ bâng khuâng, xúc động và nhớ biết bao nhiêu người mẹ của tôi. Chỉ một cử chỉ của anh đối với người mẹ mà đã làm cho tôi trăn trở mãi để rồi viết lên những dòng này…
          Sáng nay, sau khi dự một tiết thao giảng, sau khi họp tổ ngữ văn, phổ biến một số công việc về chuyên môn, chúng tôi bàn với nhau đi thăm mẹ của một thầy giáo,  cũng là tổ trưởng chuyên môn của chúng tôi. Nghe đâu bà cụ đã già, lại vừa bị tai nạn. Trong thâm tâm tôi luôn nghĩ, những người già thường hay có cảm giác cô đơn, họ rất thích được con cháu thăm viếng sớm hôm. Và nếu như có  bạn bè của con đến thăm, có lẽ là điều mà các cụ vui mừng và còn cảm thấy tự hào nũa! Không hiểu sao tôi cứ nghĩ, khi các cụ (cha mẹ của bạn mình) còn sống sự thăm viếng của ta giá trị biết bao, còn hơn rất nhiều lần, khi các cụ “đi” rồi ta mới đến thắp hương khấn vái…
          Vì lý do tế nhị, chúng tôi đi thăm bà cụ mà không báo cho anh bạn biết. Khi đến nhà anh, vừa bước xuống xe, tôi đã  ngạc nhiên và rưng rưng xúc động khi thấy anh bạn đã đến tự lúc nào. Tôi nhìn thấy một bà cụ có vẻ khoe mạnh và cũng không già lắm  đang ngồi trên một chiếc ghế bành. Tôi đoán ngay là mẹ của anh. Bởi bên cạnh bà, anh bạn tôi đang cúi xuống. Tay  anh đang cầm chiếc lược và  chải lên mái tóc của mẹ . Anh chải đầu cho mẹ bằng sự dịu dàng, xen lẫn sự âu yếm. Tóc của mẹ anh còn ít lắm, thế mà anh cứ chải, cứ chải rồi “bối” gọn gàng thành  một buí tóc chỉ bằng một … củ hành ta! Tôi bỗng nghẹn  ngào, bần thần đến không nói được. Lâu rồi, rất lâu rồi tôi chưa được  thấy người đàn ông nào chải đầu cho mẹ. Không phải anh ấy “làm màu mè “gì đâu. Bởi anh không biết chúng tôi đến. Ôi, cái hình ảnh ấy, cái tinh cảm ấy mới cao đẹp, mới cảm động làm sao! Thấy chúng tôi, anh mĩm cười có chút gì hơi bẽn lẽn. Một người bạn khác của tôi không nén được cảm xúc nói to : “Bác ơi, bác có người con có hiếu và dễ thương quá. Con trai mà chải đầu cho mẹ. thiệt hiếm có”. Bà cụ cười hiền lành và có phần hãnh diện.
          Mặc dù được anh giới thiệu là mẹ năm nay đã chín mươi hai tuổi nhưng chúng tôi không tin bởi bà cụ quá … trẻ.  Có thể nói bà dường như mới ngoài bảy mươi. Mái tóc chỉ mới hoa râm, khuôn mặt không nhiều nếp nhăn và nhất là bà hãy còn minh mẫn lắm. Tôi thầm nghĩ, bà cụ còn khỏe như vậy chắc hẳn bà được sống cuộc đời sung mãn hạnh phúc. Sung mãn ở đây không hẳn  có nghĩa là có nhiều tiền bạc, được an sung mặc sướng  mà chính là bà được sống trong  tình yêu thương, sự âu yếm quan tâm sâu sắc của các con dành cho bà. Chắc hẳn còn vì bà luôn được con trai mình chải đầu.
          Trong cuộc sống hiện đại hối hả hiện này, bên cạnh những thành tựu đáng tự hào về khoa học về kỹ thuật mà đặc biệt là công nghệ thông tin, chữ hiếu của con người có lúc, có nơi đã bị mai một đến nhức nhối đau lòng… Nhan nhản trên các phương tiện thông tin đại chúng những tấm gươngbất hiếu, ngược đãi bạo hành đối với những đấng sinh thành, thì  hành động chải đầu cho mẹ của anh bạn tôi thật là đãng ngưỡng mộ, đáng trân trọng và nể phục.
          Mẹ là như vậy. Đối với mẹ là phải như vậy. Tôi chợt nhớ đến bài thơ “Mẹ ốm” của Trần Đăng Khoa-bài thơ tôi rất tâm đắc, nhất là đọc bốn câu thơ cuối:
Con mong mẹ khoe dần dần.
Ngày ăn ngon miệng, đêm  nằm ngủ say
Rồi ra đọc sách ,cấy cày.
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.
          Mẹ là đất nước, tháng ngày của con. Mẹ là tất cả. Những ai còn mẹ hãy nhớ yêu thương kính trọng mẹ của mình. Và hãy cố gắng có một lần chải đầu cho mẹ.

                                                  Thanh Vân 

8 nhận xét:

  1. Chỉnh lại cho chuẩn : Chải đầu cho mẹ =Chải tóc cho mẹ.
    Đừng nói tui làm khôn nghe bà Vân. Bài bà viết hay quá làm tui ước chi con mẹ để chải, để chăm...
    Dán thêm mấy câu của nhà thơ Đỗ Trung Quân nè

    Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
    Sống tự do như một cánh chim bằng
    Ta làm thơ cho đời và biết bao nhiêu người con gái
    Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
    Những bài thơ chất ngập cả tâm hồn
    đau khổ – chia lìa – buồn vui – hạnh phúc
    Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
    mà ta vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
    ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
    giọt nước mắt già nua không ứa nổi
    ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
    mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng

    Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
    mấy kẻ đi qua
    mấy người dừng lại?
    Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
    trái tim âu lo đã giục giã đi tìm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã sửa lại theo góp ý rất chuẩn của Thọ.
      Quản gia dạo nầy không có nhiều thời gian để biên tập lại bài các bạn.
      Mọi người chung tay biên tập nhé!

      Xóa
  2. Hu hu ,Đừng nói tui làm khôn nha .
    Chổ này tôi thử đưa ra một ý kiến nhỏ với Quản gia và PhanThị Thọ xem xét thử nha:.
    - Dùng từ "tóc" trong câu -Chải tóc cho mẹ -là cái thấy bên ngoài -là quá chính xác , quá khoa học , tôi đồng ý nhưng thấy không hay bằng từ "đầu,"
    **Tôi thử phân tích từ "đầu " trong câu _ Chải đầu cho mẹ-:
    1/ Ngữ cảnh :" Chải Đầu" - Ai cũng hiểu được đó là "chải tóc" - như "đi khám bác sĩ" Ai cũng hiểu đến để cho bác sĩ khám bệnh.
    2/Y học : Khi chải đầu là chải ít nhất là từ chân tóc trở ra đến ngọn tóc , nó có tác dụng kích thích vùng da đầu tại chân tóc . Ngoài ra các vùng da đầu giữa các chân tóc cũng được các đầu răng lược hoặc đầu ngón tay kích thích - Như vậy toàn bộ vùng da đầu được kích thích làm cho các vi ti huyết quản hoạt động - Khí huyết lưu thông tốt....
    3/ Tác động tâm lý : Đôi lúc với ý niệm chải đầu trong não trạng , với tình thương yêu mẹ vô bờ ta còn có những động tác chải nhẹ bằng mười ngón tay , vuốt tóc mẹ , hoặc xoa nhẹ đầu tóc mẹ ....khi chân tóc mẹ hơi đau.. làm cho mẹ ấm lòng , thư thái...
    ...vv...và v...v..
    4/ Do đó tôi nghiêng về "chải đầu" trong bài này hơn .
    Ha ha,
    Cãi khi vui , không cãi khi bực.
    Không cãi , khó thành bạn.
    Taha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàn toàn chính xác.Hồi mô tới chừ mình vẫn quen nói là chải đầu. Em hoàn toàn ...mất trí với ý kiến của ngài Taha. Người Nhật có khác.Chẳng những am tường văn hóa nhựt bổn mà còn rất am hiểu văn hóa V.N.Hừ, ít ra tui cũng có một đồng minh nặng ký.Có đâu như gã quản gia

      Xóa
    2. Thôi đành sửa lại cho xong.
      Chải đầu chải tóc cũng trong một nghìa (nghĩa)
      He he he

      Xóa
  3. Chải đầu hay chải tóc đây?
    Chải đầu, chải tóc cũng hày (hay) như nhau...
    he he he

    Trả lờiXóa
  4. Quản gia "ba phải" quá các bạn nhỉ!
    Cái nào cũng đúng cả!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. A ha Tư Cận lầu bầu:
      Thọ thì chải tóc , chải đầu Thanh Vân.
      Ta ha thì cải rần rần.
      Chải đầu chải tóc biết mần răng đây.

      Haaaaa........

      Xóa