Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Auvers sur Oise

Auvers sur Oise, nơi Vincent Van Gogh đã sống và vẽ 70 mươi ngày cuối đời mình .
Cũng  như bao nơi khác đã từng in dấu chân  ông, Auvers sur Oise  kể từ ngày ông chọn để yên nghỉ, là nơi hành hương của biết bao tín đồ yêu hội họa trên cả hành tinh. Và  cả những ai tiếc thương người họa sĩ tài hoa, giàu lòng nhân ái, đã luôn sống cho người khác ngay cả khi chết sẽ không khỏi mũi lòng khi đứng trước  mộ ông, hay căn phòng trọ không đầy 9m nơi ông đã trút hơi thở cuốí cùng .
Hành trình lần nầy về Auvers sur Oise của tôi  cũng chỉ là phần tiếp nối của hành trình theo dấu chân Van Gogh.
Sau Arles và sau những ngày  đen tối ở bệnh viện dành cho người điên ở Saint -Remy  de Provence, ông  như hồi sinh  khi  đặt chân đến Auvers sur Oise, một ngôi làng  cách Paris chừng  50km  về hướng Tây Bắc.
Gần 80 bức vẽ trong khoảng thời gian 10 tuần, ông đã kịp ghi lại trong tranh mình  hình ảnh ngôi làng hiền hòa  đầy tình người  nầy. Trong các bức họa chân dung  của ông ta lại bắt gặp một bác sĩ Gachet, tận tình với ông như “một người anh”, một ông  chủ nhà trọ Ravoux có cô con gái yêu  đơn phương  ông say đắm, hay những người nông dân bình dị bên thửa ruộng, rồi nhà thờ Auvers, con sông Oise, nơi chứng kiến viên đạn kết thúc đời ông .
Tôi bắt đầu chuyến đi thăm của mình vào Chateau de l’Auvers, một khuôn viên  vườn rộng, nằm trên đồi cao  thả tầm nhìn mênh mông xuống làng. Trong từng căn phòng, bạn được sống lại cái thời khắc của các họa sĩ trường phái trừu tượng đầu thế kỷ 19 qua các bức tranh của họ.  Cái thời mà  hình ảnh chưa thay thế được  cây cọ của nguời họa sĩ, những bức họa chân dung hay phong cảnh dưới bàn tay của họ như những bức tranh 3D   vừa hồn vừa sắc. Thì ra Overs sur Oise đã được các họa sĩ chọn làm nơi đặt giá vẽ từ lâu, nhưng Vincent Van Gogh  mới là người đưa ngôi làng nầy đến với công chúng.
Sau Chateau de L’Auvers là ngôi nhà của Van Gogh (Auberge RAVOUX) nói là nhà của ông cho oai chứ thực  ra ở đây ông chỉ thuê một căn phòng bé tí với giá  không thể rẻ hơn: 3,5 quan một ngày.
Một cái cầu thang gỗ ọp ẹp  dẫn lên căn phòng của ông, theo lời cô Hướng dẫn viên căn phòng nầy vẫn được giử nguyên như thời ông ở, tường vẫn nứt nẻ, vẫn màu vôi cũ, chỉ có cái giường của  ông  là được mang sang phòng bên cạnh để khách du lịch có chỗ đứng nghe thuyết minh . Rất tiếc là không có bức họa nàò của ông trên tường  mặc dù ông rất muốn có ngày tranh ông sẽ được triễn lảm tại đây. Theo lời cô hdv , 80 bức họa ra đời trong thời gian  70 ngày thì 68 bức  thuộc về các bảo tàng  quốc gia, 12 bức còn lại được lưu giữ trong công chúng mà có bức lên đến gần 15 triêu đô la (chân dung bác sĩ Gachet- bức  nầy  Van Gogh đã vẽ tặng vị bác sĩ  của mình)
Tôi chợt nghỉ về ông với những con số khủng về giá tranh ông sau khi ông mất và rồi tiếc cho ông . Giá như ông sống thêm vài chục năm nữa, giá như cái viên đạn ấy không chọn ông vào cái ngày định mệnh 27 tháng 07 năm 1890 ấy ông sẽ thấy được  quả  chín của mình. Sẽ thôi không phải đắn đắn đo đo với số tiền  50 quan của Théo hằng tuần, thôi không dằn vặt vì mình luôn là gánh nặng của em trai. Và có thể ông có một căn phòng rộng hơn, ăn uống tốt hơn, bệnh tình như thế cũng sẽ thuyên giảm nhanh hơn.
Và biết đâu ông sẽ có thời gian tạo một mái ấm cho riêng mình. Trái tim đầy ắp yêu thương ấy luôn sợ cô đơn và cần biết bao một sự chia sẻ!
Sau ngôi nhà trọ của ông là nhà thờ Auvers và con đường  dẫn về nghĩa trang. Cũng như bao nhiêu nghĩa trang ở nước Pháp , nghĩa trang Auvers sur Oise  nơi ông yên nghỉ  tọa lạc trên đồi cao  . Tôi dừng xe dưới chân đôi, từ từ đi bộ lên, vừa đi vừa hình dung chuyến đi  cuối cùng của ông, có bạn bè và những người yêu ông khiêng quan tài , có Théo là người thân duy nhất lặng lẽ đi bên anh mình,buồn đến không khóc được.
Và rồi buồn quá Théo cũng đã đi theo anh  6 tháng sau đó.
Mộ ông  không có trong tranh vẽ của ông , ông và  Théo  nằm cạnh nhau, gần đến độ người ta tưởng chỉ có một . Họ chết cũng như sống, luôn có nhau.
Biết bao sách vở, phim ảnh  đã viết về ông. Tất cả đều có cùng một kết  thúc là ông bắn vào ngực mình để kết thúc cuộc đời  ở tuổi 37.
Gần đây nhất tôi được đọc một cuốn sách viết  về cái chết của Van Gogh của Robert Morel.
Robert Morel đưa ra  các chứng cứ  Van Gogh không tự tử “Vincent Van Gogh ne s’est  pas succidé”. Môt sự thật được chấp nhận  hơn trăm năm bổng được lật lại với muôn ngàn  dấu hỏi xen lẫn tức tối của những người yêu quí ông.
Viên đạn xuyên qua ngực ông không phải do ông tự bắn mà  là một viên đạn lạc . Rober Morel  còn dám khẳng định là tác giả của viên đạn ấy có mặt trong các bức  vẽ bên dòng sông l’ Oise của ông.
Họ không cố tình, họ bắn cá, bắn lá , bắn chim  như một thú tiêu khiển thời gian trong khi Vincent  vẽ. Và  rồi ông đã trúng đạn lạc của họ.
Nhưng Vincent  không muốn  anh em nhà Secretan phải hệ lụy. Ông khuyên họ nên lên thuyền về nhà, ông chờ cho họ đủ thời gian biến khỏi hiện trường  an toàn rồi một mình lảo đảo ôm vết thương về nhà trọ.
Ông  chỉ nói thật  với Théo và và yêu cầu em mình giữ kín bí mật.
Vì thế cho nên Théo không bao giờ nói  “Vincent  tự tự”mà chỉ nói là “anh  ấy  đã chết” (Théo ne dira jamais  Vincent s’est  succidé, il dira il est mort).
Còn Vincent thì « Je l’ai fait pour le bien de tous » : « Tôi làm thế sẽ tốt hơn cho mọi người ».
Mọi người đã không hiểu  đúng từ « làm thế » của ông. « Làm thế » không phải là tự tử như  đã từng diễn nghĩa từ trăm năm qua mà là « tránh liên lụy » (cho anh em nhà Secretan)
Cho nên Théo đã nói « Il était tellement bon ».
Đúng là  Van Gogh. Ông luôn sống cho người khác, từ cái cô gái điếm tên Sien ở Hà Lan đến  những người thợ  mỏ ở Borrinage. ..ông luôn nghĩ về họ.
Nhưng tiếc thay  ông chỉ có một cuộc đời, mà cuộc đời ấy thì lại quá ngắn.
Tôi xin mượn đoạn kết của Robert Morel  để khép lại những suy nghĩ của mình :

«  Pour la dernière fois, comme Jesus, Vincent a donne sa vie pour les autres (les frères Secretan). La mort de Vincent comme son œuvre, charitable et exemplaire. Elle coïncide parfaitement avec  sa vie et avec son œuvre. »

Thophanthi

Chateau d'Auvers sur Oise.

Eglise du village

Lối vào lâu đài

Cầu thang lên phòng

Lối về nghĩa trang

Ngày ấy

Nơi yên nghỉ của ông

Nơi đây ông đã ở


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét