Chặng
03, viết theo tiếng gọi nơi… lão Gàn.
PARIS.
Nắng ấm Paris gọi mời,
rồi thêm những người bạn nhìn cái tháp Eiffel
vừa mới post lên FB hôm trước than than thở thở là nhớ Paris quá Thọ ơi .
Thôi thì vì những người bạn vốn có nợ mà không có duyên với Paris, tôi quyết định quanh Paris một vòng cho các bạn mình.
Này nhé:
Xuống Metro ở Cluny de la Sorbonne , dọc đường Saint Michel để đến vườn Luxembourg .
Mùa đông vừa qua, mà
xuân lại vừa mới đến nên cây lá trong vườn
chơ vơ. Chợt nhớ đến ông Phạm Trọng Cầu với “nghe
rơi bao lá vàng ngập dòng nước sông
Seine” mà cười thầm cho cách ví von . Bởi lẽ lá trong vườn Lux muốn rơi đước
tới sông Seine thì chỉ có bão mới làm đươc!
Terrasse của các cà phê
vẫn còn lác đác người. Hình như thiên hạ còn dè dặt với cái nắng đầu xuân.
Khăn quấn quanh cổ, pull
over, manteau quanh người vẫn nghe cái lạnh thấm vào tận xương tủy.
Gọi một ly cà phê sữa
(un crème), liều mình ngồi ngoài hiên để tiện ngắm trời đất, để rồi tự an ủi là
nhâm nhi ly cà phê giữa Paris, bên vườn
Lux nồng nàn thế nầy mà chui tọt vào bên
trong sưởi ấm thì quả là phí.
Những cái ghế trong vườn
cũng lưa thưa người. Quanh hồ, những người
một mình thì đọc sách hoăc tư lự, các bạn trẻ hai mình thì ôm nhau sưởi ấm và
hôn nhau giữa thanh thiên bach nhật.
Tôi lại nhớ đên ông Anatone France với La rentrée
« Je vais vous dire ce que me rappellent, tous les ans, le
ciel agité de l'automne et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui
frissonnent, je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le
Luxembourg dans les premiers jours d'octobre, alors qu'il est un peu
triste et plus beau que jamais, car c'est le temps où les feuilles tombent une
à une sur les blanches épaules des statues. Ce ce que je vois dans ce jardin,
c'est un petit bonhomme qui, les mains dans ses poches et sa gibecière au dos,
s'en va au collège en sautillant comme un oiseau. Ma pensée seule le voit, car
ce petit bonhomme est une ombre : c'est l'ombre du moi que j'étais il y a vingt
cinq ans »
Sau nầy ông Thanh Tịnh đã có phiên bản «Tôi đi học»
cũng na ná như thế mà mỗi chúng ta hình
như ai cũng thuộc lòng, ai cũng bâng khuâng dù ở tuổi nào mỗi khi mùa tựu trường
đến
Rồi Jean Paul Sartre và Simone de Beauvoir, họ đã từng hen hò
nơi đây lúc còn là sinh viên , họ trở
thành cặp đôi kỳ lạ của thế kỷ với câu nói đầy ẩn ý của Simone : «la main dans le
machin ou le machin dans la main mais jamais le machin dans le machin»
Hiểu sao đây các đồng
môn francophiles?
Sau ly ca phê bên terrasse, tôi tiếp tục ngược lên Pantheon để đi xuống Place Contrescarpe, đổ dọc Mouffetard để thăm
cô gái Nga chơi Accordéon ở cuối đường. Đã bao năm rồi, vẫn chỗ ấy, vẫn cây đàn
ấy, vẫn cái âm điệu da diết ấy như trở thành một phần hồn của con phố đi bộ nầy.
Và tui, cái người xa quê tạm thời vẫn không khỏi xốn xang mỗi khi nghe Chiều Mat cơ va, hay trở về Sorrento của cô.
Bỏ một euro vào cái mủ dưới chân cô, cô mĩm cười cám ơn như nhận ra người
quen.
Sau một bữa trưa rất sinh viên trên đường Mouffetard, tôi lại ngược lên
Saint Michel để đến Librairie Gilbert mua một ít sách mang về Việt Nam .
Cơ man là sách, một tòa nhà năm tầng với đủ các loại sách… Tha hồ
nhé !
Tầng một dành cho Littérature và Roman historique. Trên quầy sách văn học Châu Á các
tác giả Tàu, Nhật, Hàn chiếm gần hết diện tích. Việt Nam ta có Dương Thu Hương,
có Bùi Ngọc Tấn, có Dạ Ngân, có Nguyễn ngọc Tư
và cái ông Vũ Đình Giang nào đó.
Cuốn sách mới nhất của Dương Thu Hương là « Les collines d’eucalyptus»
nối tiếp câu chuyện của «Santuaire du Cœur» ra đời vào năm 2011. Chuyện kể về một anh chàng tên
Thanh, sinh ra trong một gia đình miền Bắc có bố mẹ là giáo viên chuẩn mực, mười
sáu tuổi, Thanh phát hiện bố mình làm tình với cô bé hàng xóm mà anh thầm yêu trên đồi Eucalyptus.
Thiên đường sụp đổ, anh bỏ nhà vào Nam,
lang thang khắp nơi, làm đủ các nghề kể cả làm điếm để rồi sau đó trở thành phi
công trẻ của một phụ nữ lỡ thời lắm tiền.
Cuốn thứ hai cũng lãng nhách như cuốn 01, gần 600 trang mà đọc xong không
biết mình đã đọc gì nếu không muốn nói
là một cuốn ba xu kéo dài.
Cũng anh chàng Thanh ấy nhưng trong
Collines d’ Eucalyptus là một câu chuyện
khác. Mười sáu tuổi anh phát hiện mình lưỡng tính, bỏ nhà vào Đà Lạt, rồi đi làm,
rồi giết người, rồi ở tù…
Câu chuyện được lồng trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời hậu chiến, sặc mùi
phản động, với quan điểm chống đảng toàn phần của tác giả.
Tôi đọc gần khá nhiều các tác phẩm của
bà. Thời trẻ đã từng thổn thức với «Chuyện tình kể trước lúc rạng đông», với «Bên
kia bờ ảo vọng». Đến khi về già vẫn còn đê mê
với Terre des oublis (…) hay «Au
Zenith» (Đỉnh cao chói lọi) những cuốn
sách mà bà cho ra đời ở Pháp.
Văn bà vừa sâu sắc vưà tinh tế, đi
vào từng rung cảm sâu kín nhất của tâm hồn, như
nói hộ suy nghĩ của người khác…
Nhưng phải nói từ «Terre des oublis» sách bà ít hấp dẫn tôi, Cứ như bà đã cạn
nguồn, cứ như bà viết theo thị hiểu người
đọc hơn là cảm xúc. Bà lấp đầy các trang bằng các món ăn Viêt, cách nấu cách
làm, rồi các lễ nghi, tập quán … Cái khoản ni thì chắc là người Pháp mê lắm.
Sách của Patrick Modiano đỏ cả quầy văn học Pháp. Mà cũng đúng thôi vì giải
Nobel văn chương năm 2014 đã thuộc về
ông. Và ông cũng là người Pháp thứ 12 nhận
giải nầy. Nói đên ông tôi lại nhớ đến ông
anh, ông bạn già của mình. Anh
mê tơi cuốn «Dans le Cafe de la jeunesse perdue» của Modiano, anh
tìm thấy bóng dáng bạn mình trong các nhân vật của Modiano, rồi anh viết về
cà phê thời jeunesse của anh, của những người bạn mất
phương hướng của anh những năm 70.
Mua cuốn «Pour que
tu ne te perdes pas dans le quartier »
về tặng anh. Ông bạn tui hẳn sẽ vui lắm khi biết người ở xa vẫn nhớ tới mình…
ThoPhanthi
Metro
Terrasse cafe
Cafe
Vườn Lux
Vườn Lux
Vườn Lux
Mouffetard
Place Contrescarpe
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét