Phúc đáp
Thưa
ngài Cushi Taha!
Thiệt
là vinh hạnh cho bà con ở cái láng 12A3 chúng tôi và cũng thiệt là hạnh phúc
cho cái lão Đồ Gàn tui vì đã được ngài phang cho một chữ Enter thay vì đá cho
một cú Exit. Đọc cái comment của ngài mà Gàn tui thấy mát lòng mát dạ và càng
phục ngài hơn nữa về trình độ hiểu biết uyên thâm của ngài đối với nền văn học
của xứ sở chúng tôi.
Cũng
xin được khoe với ngài là mới đây, ngoài ngài ra, là vị khách Châu Á đầu tiên
đến thăm ngôi nhà Giao Mùa của chúng tôi, thì còn có một vị khách Châu Âu tên
là Pierre SamSon cũng ghé đến thăm và muốn tìm hiểu về chúng tôi như ngài. Phải
nói không có chi vui và hạnh phúc cho tàn thể dân làng 12A3 chúng tôi hơn như
thế này nữa vì biết đâu qua tìm hiểu các ngài sẽ hổ trợ cho chúng tôi xây dựng
một ngôi làng văn hóa theo mô hình xây dựng nông thôn mới của chính phủ hiện
nay trên nhà mạng Blogspot.
Ngài
Cushi Taha kính mến!
Qua
tâm sự của ngài, biết ngài rất thích thể thơ lục bát của đất nước chúng tôi từ
ca dao tục ngữ cho đến các tác phẩm văn chương bác học cổ điển như “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du hay “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.... Nhân đây tui cũng
xin được phép giới thiệu với ngài một tác phẩm thơ đặc chủng 6/8 là “Lục bát
trăng” của nhà thơ Lãng Tử ở làng tui để ngài ngâm vịnh cho vui (Cảm phiền xin
ngài cho cái Edmin để tui nhờ lão Quản gia
Bốn Mắt của Giao Mùa mang tới).
Còn
về cái chuyện ngài hỏi Đồ Gàn có phải là tên tui không thì quả ngài đoán như
thần, nhưng tui nào dám được như cụ Tam Nguyên :
“Mở miệng ra nói
gàn bát sách
Mềm môi chén
mãi tít cung thang”
Không
nói thì ngài cũng thừa biết, tui cũng chỉ thuộc vào hạng giở hơi chập chập manh
manh mà thôi. Còn ngài bảo Gàn tui và ngài gặp nhau ở điểm nầy thì e rằng làm
tui xấu hổ quá, vì như thế thiên hạ sẽ bảo Gàn tui “thấy sang bắt quàng làm họ
chăng”? Ý tui là người ta bảo thấy ngài là một nhà văn hóa Nhật Kiều nên muốn
dựa dẫm vào ngài để vụ lợi. (Xin được mở cái ngoặc nói nhỏ riêng với ngài rằng
họ còn bảo tui là cái thứ người nhiều
chiện nữa đó!)
Cám
ơn ngài đã tặng chúng tôi một bài thơ theo thể Haiku truyền thống của xứ sở Hoa
Anh Đào, khi đọc lên làm cho tui liên tưởng đến cái Nhàn của cụ Uy Viễn Tướng Công ở đất nước chúng tôi. Nói đến thơ
theo thể Haiku của đất nước ngài thì chúng tôi mù tịt mà có biết thì cũng chỉ
biết sơ sơ nhờ ông Google, nhưng cũng để đáp lại tấm thịnh tình của ngài, Gàn
tui xin được phúc đáp:
Phượng vẫn hoài
thắm đỏ
Thời áo trắng vẫn hoài trong mơ
Chỉ còn - thơ và
mộng.
Không
biết mấy câu thơ con cóc ấy có đúng với tinh thần của thơ Haiku không, xin ngài
chỉ giáo cho.
Kính
chúc ngài luôn vui khỏe và hạnh phúc!
23/7/2013
Đồ Gàn
Haha, Bác Lý sính ngoại.
Trả lờiXóa