Thơ tết của ngày thơ
Mùa xuân và tết là đề tài, là nguồn
thi hứng vô tận muôn thuở cho mặc khách thi nhân bởi mạch cảm xúc trước phong
cảnh đẹp và nên thơ của mùa cùng với sự thiêng liêng của ngày tết. Vì thế có
rất nhiều những bài thơ nói về mùa xuân,về tết của dân tộc ta qua mọi thời đại
đã trở thành những tác phẩm bất hủ trong kho tàng văn chương bác học nước nhà. Tôi
nhớ ngày còn bé, lúc đất nước mình đang trong cảnh chiến tranh ác liệt, tôi
theo dòng người chạy ra thành phố lánh nạn, được chú tôi xin vào học lớp nhất
tại trường Tiểu học Tư thục Sào Nam Đà Nẵng. Tại đây, tôi đã cùng chúng bạn học
tập rất căng thẳng để thi vào lớp Đệ Thất của trường Trung học Công lập Phan
Châu Trinh. Trong những môn học chính có môn Toán,Việt Văn, Địa lý, Sử Ký, Vệ
sinh và Công dân Giáo dục. Môn Toán thì khổ nhất là toán về vận tốc, động tử
ngược chiều cùng chiều, về diện tích các loại hình học cơ bản và đã có bùa hộ
mệnh là “165 bài tính mẫu”, còn lại các môn khác chủ yếu học bài. Riêng môn
Việt Văn thì phải nhớ nằm lòng phương pháp làm một bài văn cơ bản là có nhập đề (mở bài), thân bài và kết luận. Mà ác nỗi thời ấy còn quá nhỏ
nên làm sao mà nhớ cho hết được những phần lý thuyết căn bản, nên chỉ học vẹc
là chính rồi vận dụng na ná theo mà thôi.Có nhiều bài thơ rất hay và khá dài mà phải học thuộc lòng mới nhớ được như bài “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh, hay bài “Chợ tết” của Đoàn Văn Cừ mà do thời gian trôi đi quá lâu nên cho đến cách đây vài năm tôi cũng chỉ còn nhớ lõm bõm đôi ba câu, không đầu không đuôi và quên luôn cả tên tác giả. Mấy câu thơ về ngày tết ấy đã đi vào tâm hồn tôi một cách nhẹ nhàng hơn 40 năm nay.
Phải nói rằng lối học ngày xưa là lối học còn mang nặng âm hưởng từ chương, thiếu phần kỷ năng thực hành và học sinh chúng ta còn mang tính thụ động, nhưng cái tích cực của lối học ấy đã giúp cho tâm hồn chúng ta cảm thụ kiến thức nói chung và văn học nói riêng khá thẩm sâu, mà thực tế đã chứng minh là đa số chúng ta còn nhớ được những áng văn thơ hay từ tấm bé đến bây giờ. Nay nhờ có bác Google- kho lưu trữ khổng lồ về kiến thức của nhân loại - nên chúng ta mới có cơ hôi được gặp lại những áng văn thơ bất hủ mà chúng ta đã được học qua từ những ngày xa xưa.
Chợ
tết
Dải mây trắng đỏ dần trên
đỉnh núi,Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ tết .
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc ;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ .
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu ,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau .
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa ,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh ,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh .
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ .
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô .
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán .
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản ,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân .
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm ,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ .
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau .
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu ,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu .
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo ,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra .
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà ,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi .
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi ,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa .
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha .
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết ,
Con gà trống mào thâm như cục tiết ,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem .
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm ,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh ,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh ,
Những người quê lũ lượt trở ra về .
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê ,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ .
(Đoàn Văn Cừ)
Quả thực, bài thơ “Chợ tết” của nhà
thơ Đoàn Văn Cừ là một bức tranh toàn cảnh về một phiên chợ tết của một miền
quê Việt Nam vào những năm 30-40 của thế ký trước, với nét tả thực hết sức giản dị mộc mạc nhưng giàu hình
ảnh và âm điệu du dương. Bài thơ đã làm cho chúng ta được sống lại không khí
cùng quang cảnh nhộn nhịp của phiên chợ tết yên bình của một vùng quê Bắc bộ. Ngoài
bài thơ “Chợ tết”, Đoàn Văn Cừ còn một số bài thơ cũng nói về tết và mùa xuân
như bài “Tết”, “Tết quê bà”, “Chơi xuân” và “Đám cưới mùa xuân”.
Tết
Sáng hôm mồng một tết,
Đèn nến thắp xong rồi,
Bà tôi ngồi trong ổ,
Mặc áo đỏ cho tôi .
Ông tôi vừa thức dậy,
Nằm ngó cổ trông ra .
Trên ngọn cây đèn bóng,
Trời lất phất mưa sa .
Giờ lâu tràng pháo chuột,
Đì đẹt nổ trên hè,
Con gà mào đỏ chót,
Sợ hãi chạy le te .
Cây nêu trồng ngoài ngõ,
Soi bóng dưới lòng ao .
Chùm khánh sành gặp gió
Kêu lính kính trên cao,
Từ khi ông tôi mất,
Bà tôi đã qua đời,
Tôi mỗi ngày mỗi lớn,
Nên chẳng thấy gì vui .
Tết đến tôi càng khổ,
Tôi nhớ bức tranh gà,
Chiếc phong bao giấy đỏ,
Bánh pháo tép ba xu .
( 1939 -Đoàn Văn Cừ)
Đèn nến thắp xong rồi,
Bà tôi ngồi trong ổ,
Mặc áo đỏ cho tôi .
Ông tôi vừa thức dậy,
Nằm ngó cổ trông ra .
Trên ngọn cây đèn bóng,
Trời lất phất mưa sa .
Giờ lâu tràng pháo chuột,
Đì đẹt nổ trên hè,
Con gà mào đỏ chót,
Sợ hãi chạy le te .
Cây nêu trồng ngoài ngõ,
Soi bóng dưới lòng ao .
Chùm khánh sành gặp gió
Kêu lính kính trên cao,
Từ khi ông tôi mất,
Bà tôi đã qua đời,
Tôi mỗi ngày mỗi lớn,
Nên chẳng thấy gì vui .
Tết đến tôi càng khổ,
Tôi nhớ bức tranh gà,
Chiếc phong bao giấy đỏ,
Bánh pháo tép ba xu .
( 1939 -Đoàn Văn Cừ)
Bà tôi ở một túp nhà tre .
Có một hàng cau chạy trước hè,
Một mảnh vườn bên rào giậu nứa .
Xuân về hoa cải nở vàng hoe .
Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng,
Cả đêm cuối chạp nướng than hồng .
Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,
Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông .
( 1941 - Đoàn Văn Cừ))
Ngày nay, tuy cái tết có đầy đủ hơn, không
khí tết có văn minh hiện đại hơn, song trong thời của mỗi chúng ta vẫn thấy
thiếu một cái gì đó mang phong vị của ngày xưa phảng phất tình hoài niệm mà như
người xưa thường bảo “Phi cổ bất thành kim”. Cùng trong trường liên tưởng nầy
cũng xin được nhắc đến một bài thơ cũng nói về mùa xuân ,nói về tết nhưng bằng
một sự nuối tiếc u hoài. Đó là bài thơ “Ông Đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên mà
chắc hẵn ai ai trong chúng ta ít nhiều cũng đều biết .Có một hàng cau chạy trước hè,
Một mảnh vườn bên rào giậu nứa .
Xuân về hoa cải nở vàng hoe .
Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng,
Cả đêm cuối chạp nướng than hồng .
Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,
Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông .
( 1941 - Đoàn Văn Cừ))
Ông đồ
Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người quạ
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng baỵ
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâủ
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầụ
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi baỵ
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ
Đình Liên)
Nhân đây, khi đề cập đến chủ đề thơ viết về mùa xuân và tết
thì không thể không nói đến những bài thơ xuân và tết của nhà thơ “Quê chay” Nguyễn
Bính. Ông được người đời dành cho danh hiệu khiêm tốn là nhà thơ của làng quê, của
nông dân vì thơ của ông mang đậm màu sắc ruộng đồng và sinh hoạt của người nông
thôn Bắc bộ một cách chân thành,mộc mạc và bình dị. Nhưng để có dược những ngôn
từ thi vị ấy tưởng không phải là chuyện đơn giản một chút nào. Xin phép được
ghi lại đây một số bài thơ nầy của ông.
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến, xuân đi, hoa mận nở
Gái xuân giũ lụa trên sông Vân
Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám xuân đi trên mái tóc
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?
( Nguyễn Bính )
Mưa
xuân
Em là con gái trong khung
cửi Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay".
Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!
Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe.
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.
Chờ mãi anh sang anh chẳng sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!
Mình em lầm lũi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!
áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày".
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?
( 1936 - Nguyễn Bính)
Nhạc
xuân
Hôm nay là xuân, mai còn
xuânXuân đã sang đò nhớ cố nhân
Người ở bên kia sông cách trở
Có về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân
Phận gái ví theo lề ép uổng
Đã về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Lăng lắc đường xa nhớ cố nhân
Nay đã vội quên tình nghĩa cũ
Mà về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Một cánh đào rơi nhớ cố nhân
Cung nữ như hoa vườn Thượng uyển
Ai về Chiêm Quốc với Huyền Trân ?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Rượu uống say rồi nhớ cố nhân
Đã có yêu nhau là đến thế
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân ?
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân
Ta viết thơ này gửi cố nhân
Năm mới tháng giêng mồng một tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân .
Huyền Trân ơi !
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồị
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi !
( Nguyễn Bính)
Rượu
xuân
Cao tay nâng chén rượu hồng,Mừng em, em sắp lấy chồng xuân nay.
Uống đi ! Em uống cho say !
Để trong mơ, sống những ngày xuân qua.
Thấy tình duyên của đôi ta,
Đến đây là ... đến đây là ... là thôi !
Em đi dệt mộng cùng người,
Lẻ loi xuân một góc trời riêng anh.
( Nguyễn Bính)
Có một bài thơ của nhà thơ Trường Phong cũng nói về mùa xuân và tết rất dễ thương, đong đầy những hoài niệm. Xin mạn phép ghi ra đây để các bạn cùng đọc .
Đón Xuân
Mấy thuở nàng xuân ghé lại
thăm
Tao nhân mặc khách nhớ thương thầm
Hoa đào rộ nở chùm nhung nhớ
Câu đối ông đồ họa cuối năm
Nẩy lộc chồi mai đẹp mỹ miều
Trước nhà ba mới dựng cây nêu
Bánh chưng mẹ nấu thơm mùi nếp
Áo mới em thay dáng diễm kiều.
Nguyên đán theo em đi lễ chùa
Chia nhau trái quít ngọt chua chua
Đốt nhang khấn vái tình đôi lứa
Sư bảo em hiền Bụt chịu thua
Ước ao em trẻ mãi như xuân
Nhí nhảnh hồn nhiên thật dễ cưng
Tết đến đòi quà em nũng nịu
Cho anh hôn nhẹ tóc ngang lưng.
( Trường Phong )Tao nhân mặc khách nhớ thương thầm
Hoa đào rộ nở chùm nhung nhớ
Câu đối ông đồ họa cuối năm
Nẩy lộc chồi mai đẹp mỹ miều
Trước nhà ba mới dựng cây nêu
Bánh chưng mẹ nấu thơm mùi nếp
Áo mới em thay dáng diễm kiều.
Nguyên đán theo em đi lễ chùa
Chia nhau trái quít ngọt chua chua
Đốt nhang khấn vái tình đôi lứa
Sư bảo em hiền Bụt chịu thua
Ước ao em trẻ mãi như xuân
Nhí nhảnh hồn nhiên thật dễ cưng
Tết đến đòi quà em nũng nịu
Cho anh hôn nhẹ tóc ngang lưng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét