Ngày tết
qua tục ngữ ca
daoDù ai buôn bán nơi đâu
Nhớ đến ngày tết rủ nhau mà về.
Cái ý nghĩa ngày tết đã trở thành cội nguồn gốc rễ trong tâm thức của người dân Việt và ông cha ta đã quan niệm: “Sống tết-Chết giỗ”. Tất nhiên ngày tết là ngày được nghỉ ngơi ăn chơi thoải mái mà nhất là trẻ con lại mong cho đến tết nhiều nhất vì chúng được mặc áo mới, được mừng tuổi,được đồ chơi, được ăn uống thỏa thích và nhất là vô tư không phải lo nghĩ gì cả.
Cú kêu ba tiếng cú kêu
Kêu mau đến tết dựng nêu ăn chè
Dựng nêu thì dựng ngoài hè
Để sân gieo cải,vãi mè ăn chung.
Mặc dù để có một cái tết cho đàng hoàng và ý nghĩa không phải là chuyện đơn giản đối với đại đa số người dân nghèo:
Đi cày ba vụ
Không đủ ăn ba ngày tết.
Hay:Tết đến sau lưng
Ông vãi thì mừng
Con cháu thì lo.
Rồi cũng có khi cái đói cái nghèo xô tới, cái tết không còn ý nghĩa nữa,người nghèo phải bỏ nhà bỏ cửa trốn nợ trốn nần:
Bây giờ tư tết đến nơi
Tiền thì không có sao nguôi tấm lòng
Nghĩ mình vất vả long đong
Xa nghe lại thấy Quảng Đông kéo còi
Về nhà công nợ nó đòi
Mà lòng bối rối đứng ngồi không an.
Hay thảm trạng hơn:
Nhớ xưa trả nợ ba đời
Chiều ba mươi tết mẹ ngồi nhìn con
Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo.
Bởi vậy sự nhìn nhận đánh giá về cuộc sống ở đời,người xưa cũng lấy cái tết để làm thước đo về cái no hay đói,cái giàu sang hay nghèo hèn:
Anh hai anh tính đi mô
Tôi đi chợ tết mua khô cá thiều.
Hay : Khôn ngoan đến cửa nhà quan mới biết
Giàu có ba mươi tết mới hay.
Nhiều khi trong cuộc sống, sự thực tráo trở được phơi bày khi cha mẹ lập gia đình cho con cái vào nơi giàu có để được ấm thân, nhưng rồi sự thật phủ phàng ập tới khi tết đến xuân về:
Thừa con gã cho hàng tờ
Đến ba mươi tết phất phơ ngoài đường.
Chúng ta tạm quên đi những gian truân vất vả của những người nghèo khó bằng tất cả sự cố gắng của mình để có được cái tết ấm cúng dù rất giản đơn cho gia đình và bản thân, thì cái ý nghĩa thiêng liêng của ngày tết làm cho chúng ta bình tâm và khắc ghi vào tâm khảm:
Một tết chưa đủ sạch nhà
Phải nhiều cái tết mới là no nê
Tết Trần, Tết Lý, Tết Lê
Hơn trăm cái tết ai chê tết nào.
Ngày tết là ngày để báo hiếu tổ tiên ông bà cha mẹ,là ngày để ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy, Vì thế người xưa vẫn luôn nhắc nhở chúng ta:
Mùng một tết cha-Mùng ba tết thầy
Hay: Mùng một thì ở nhà cha
Mùng hai nhà vợ,mùng ba nhà thầy.
Hoặc là: Con ơi ham học chớ đùa
Bữa mô ngày tết thỉnh bùa thầy đeo.
Ngày tết xưa,người ta tổ chức cúng đình cúng miếu, cúng Thành Hoàng làng và cúng Thổ Công để tạ ơn và cầu phúc cho dân làng sang năm mới:
Tới đây viếng cảnh xem hoa
Trước mừng các cố sau là mừng dân
Sau nữa mừng cả làng tuần
Mừng cho nam nữ vui xuân hội nầy
Một mai đàn có bén dây
Ơn dân vạn bội biết ngày nào quên.
Nói đến tết là nói đến ngày hội hè vui chơi, là ngày để cho nam thanh nữ tú gặp gỡ nhau tìm hiểu chuyện lứa đôi:
Dầu bông bưởi,dầu bông lài
Xức vô tới tết còn hoài mùi thơm.
Hay : Chưa chi anh đã vội về
Hay là xuân giục vội về với xuân.
Hoặc là :
Mỗi năm vào dịp xuân sang
Em về Triều khúc xem làng hội xuân
Múa cờ múa trống múa lân
Nhớ ai trong hội có lần gọi em.
Có khi mùa xuân đến của một anh chàng ở rễ cho nhà người yêu chẳng biết bao năm thế mà hình như anh chưa đi được đến đích,để rồi:
Mưa xuân lác đác vườn đào
Công anh đắp đất ngăn rào vườn hoa
Ngày tết là ngày vui chơi thoải mái để bù lại những ngày tháng gian nan trên ruộng đồng
Mồng một chơi cửa chơi nhà
Mồng hai chơi xóm , mùng ba chơi đình
Mồng bốn chơi chợ Quả Linh
Mồng năm chợ trình,mùng sáu non côi
Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng.
Đôi khi người ta lại quá lợi dụng vào chuyện vui tết đón xuân và du xuân trẫy hội khiến cho cuộc chơi trở thành thái quá:
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc,tháng ba hội hè.
Hoặc :Một năm là mấy tháng xuân
Ăn chơi cho thỏa phong trần ai ơi.
Nói như vậy để thấy rằng chỉ có ba ngày tết là chính, nhưng người xưa thì vui chơi lai rai trong cả một mùa xuân,tuy nhiên chơi thì chơi mà công việc đồng áng người nông dân vẫn không hề xao nhãng:
Tháng giêng ăn tết ở nhà
Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm.
Còn
biết bao nhiêu thú vui và cái hay cái đẹp về ngày tết trong kho tàng văn học
dân gian của ông cha ta mà chúng ta chưa khám phá hết được và đây cũng chỉ là
một nét chấm phá nhỏ nhoi để góp phần làm một món khai vị về tinh thần cho chúng
ta nhâm nhi trong mấy ngày xuân.
14/01/2014
Đồ Gàn
Số cô chẳng giàu thì
nghèo
Ngày ba mươi Tết có thịt treo trong nhà.
Ngày ba mươi Tết có thịt treo trong nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét