NHÂN DỊP XUÂN GIÁP NGỌ, GIAO MÙA XIN CHÚC BẠN BÈ GẦN XA CÙNG GIA ĐÌNH MỘT NĂM MỚI VẠN SỰ NHƯ Ý!
Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014
Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014
Long mã trên gốm sứ Chu Đậu
Long mã trên gốm sứ Chu Đậu.
Trong nghệ thuật Trung
Hoa, long mã là một hóa thân của kỳ lân, được thể hiện dưới dạng con vật có đầu tựa rồng thân ngựa, chân hươu. Long
mã thường được thể hiện theo điển tích “Long mã phụ Hà đồ”, trên lưng linh thú
phủ một tấm Hà đồ, dưới chân là sóng nước, phía trên mây vờn quanh. Tương
truyền, vào đời vua Phục Hy ở Trung Hoa (năm 2852-2737 trước CN), có một trận
giông lớn nổi lên trên sông Hoàng Hà, nước sông dâng cao, đột nhiên một quái thú
đầu rồng mình ngựa xuất hiện đứng trên mặt nước, con vật mang theo thanh bảo
kiếm, trên lưng nó có nhiều đốm xếp theo một trật tự đặc biệt. Dân chúng thấy
chuyện lạ, liền cấp báo cho vua Phục Hy. Vua Phục Hy đến nơi và nhận ra đó là
con Long mã, một loại linh thú hiếm khi xuất hiện. Ngài phán rằng: “Nếu ngươi
đem báu vật đến dâng cho ta thì hãy đến trước mặt ta.” Nghe xong, long mã lướt
vào bờ, đến trước mặt vua Phục Hy quì xuống. Nhà vua đón nhận bảo kiếm và ghi
nhớ những đốm trên lưng con vật. Dâng báu vật xong, long mã quay trở ra sông và
biến mất. Vua Phục Hy vẽ lại những đốm trên tấm da tạo thành một bức đồ, đặt
tên là Hà đồ. Sau đó, nhà vua xem Hà đồ, kết hợp với quan sát thiên tượng, đã
vẽ ra Bát Quái Đồ, gọi là Tiên Thiên Bát
Quái Đồ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng điển tích “Long mã phụ hà đồ”
có liên quan mật thiết với nguồn gốc Kinh Dịch, từ đó, phần lớn các bức vẽ Long
mã đều thể hiện hình Bát Quái Tiên thiên trên lưng linh thú này.
Long
mã là sự kết hợp giữa ngựa và rồng. Theo quan niệm của người Đông phương, Long
(rồng) là một linh vật, thường ở trên trời, mạnh mẽ, linh hoạt, thống trị không
gian, được xem là nguyên lý Dương. Mã (ngựa), mặc dù không phải là linh vật,
nhưng là con vật hữu ích cho loài người, có sức bền bỉ, có nghĩa với chủ, chạy
nhanh, biểu tượng cho thời gian và nguyên lý Âm. Sự kết hợp rồng và ngựa vào
Long mã là sự kết hợp của Âm - Dương, biểu hiện sự chuyển hóa không ngừng trong
vũ trụ. Ở Việt Nam, long mã thường được thể hiện dưới dạng phù điêu trang trí trên bình phong các nhà thờ tộc, đình, chùa, miếu... để tăng sự tôn nghiêm, linh thiêng cho công trình kiến trúc. Hình tượng long mã còn được các nghệ sĩ dân gian mô tả trên các tác phẩm gốm sứ; đặc biệt, trong số hàng ngàn cổ vật thuộc dòng gốm sứ Chu Đậu đã được tìm thấy, bên cạnh các bức vẽ cảnh sơn thủy, hoa lá, chim, thú, tôm, cá... hình tượng long mã xuất hiện dưới hình dạng độc đáo riêng có trên gốm cổ Việt Nam.
Trên một chiếc liễn men trắng vẽ hoa lam, cùng với dải hoa văn cánh sen cách điệu, long mã được thể hiện dưới dạng cổ điển, tuy nhiên không đứng trang nghiêm như long mã ở các bức bình phong, người nghệ sĩ dân gian đã phóng bút vẽ một long mã tung vó phi trong mây, con vật có đầu rồng với 2 sừng dài, thân hình ngựa phủ vảy rồng, chiếc đuôi xoắn của kỳ lân. Những đám mây quanh long mã cách điệu hình đao lửa (đám mây xoắn cuộn kết hợp hình đao ngọn lửa), đôi cánh như một đám mây đao lửa kéo dài từ ức lên lưng long mã và tung bay về phía sau.
Ở tâm một chiếc đĩa lớn tráng men tam thái (3 màu), long mã được thể hiện dưới dạng một con kỳ lân mập mạp đang tung vó bay trong mây. Trên thân có vật có những đốm lớn nhỏ chi chít, dường như tác giả muốn thể hiện những đốm trên bức hà đồ như trong truyền thuyết. Nét độc đáo của chiếc đĩa nầy là kỹ thuật phủ men ánh kim vàng trên gốm.
Một dạng long mã khác mang đậm chất ngựa hơn, đó là bức vẽ long mã trên một thạp gốm men trắng hoa lam. Trên vai và phân chân thạp trang trí văn cánh sen cách điệu quen thuộc của gốm Chu Đậu. Phần giữa thân thạp là một long mã đang phi nước đại giữa đám mây cuộn. Con long mã nầy không theo kiểu truyền thống như trong nghệ thuật Trung Hoa. Với nét vẽ đầy chất ngẫu hứng, phóng khoáng, người họa sĩ dân gian đã thể hiện một con ngựa có cánh gần giống với con ngựa bay Pegasus trong thần thoại Hy Lạp, đôi cánh ngựa cách điệu, tạo đường viền như một dải mây; trên mình ngựa cũng vẽ nhiều đốm lớn nhỏ xen lẫn nhau, phần đầu ngựa được thể hiện khác lạ, phần mõm khá dữ tợn, dường như đang hóa dần thành đầu rồng. Phần khớp gối của 2 chân sau phủ túm lông như chân kỳ lân.
Trên một chiếc đĩa men tam thái lớn, vành đĩa tạo hình cánh sen, giữa lòng đĩa thể hiện một con ngựa có cánh dài đang tung vó bay trong mây, con long mã nầy cũng mang đậm chất ngựa như bức vẽ trên thạp gốm. Long mã và các đám mây được bố cục theo dạng tròn, đầu long mã vươn cao, nét phóng bút nhẹ nhàng khiến bức vẽ long mã trở nên linh hoạt hơn, khiến người xem có thể hình dung long mã đang chuyển động theo vòng tròn trên bầu trời.
Một tác phẩm vẽ long mã khác cũng rất lạ, trên một chiếc đĩa men trắng hoa lam, một con ngựa có cánh đang sải vó phi nước đại, bao quanh long mã là những đám mây cách điệu hình đao lửa. Nét độc đáo ở đây là đôi cánh ngựa cũng mang hình đám mây đao lửa, cổ ngựa vươn cao, động tác toàn thân như đang chuyển theo vòng tròn.
Được vẽ bằng bút pháp phóng khoáng, long mã trên gốm cổ Chu Đậu không theo lối truyền thống trong nghệ thuật Trung Hoa, các nghệ nhân Việt xưa kia đã thể hiện sự sáng tạo tài hoa, nâng cao giá trị cho các sản phẩm; mỗi bức vẽ có bố cục riêng đầy ngẫu hứng, đó không chỉ là vật dụng bằng gốm sứ cao cấp mà còn là những tác phẩm hội họa có giá trị nghệ thuật...
Tư Cận
Món nhậu ngày Tết
Ngày Tết quý bà làm mấy món nhẹ nhẹ để bọn tui lai rai nghe. He He He
Bắp bò ngâm dấm
Nguyên liệu:
- Thịt bắp bò: 1 cái (khoảng 600 gr)
- Gừng, tỏi, sả, tiêu hạt, quế, hồi, giấm, đường, ớt.
Thực hiện:
Bước 1: Bắp bò chọn mua loại bắp hoa (nếu mua được bắp lõi rùa là ngon nhất), rửa sạch, lọc bỏ những phần mỡ bám bên ngoài.
Bước 2: Quế, hồi, tiêu hạt, gừng, sả rửa sạch.
Bước 3: Cho bắp bò vào nồi, thêm quế, hồi, tiêu hạt, 1 ít gia vị, gừng và sả đập dập. Đổ nước ngang bằng bắp bò.
Bước 4: Luộc bắp bò trong khoảng 20 phút.
Tắt bếp để ngâm đến khi nước nguội là thịt vừa chín tới.
Bước 5: Cho khoảng 500ml giấm vào nồi, thêm một chút nước lọc và nếm thử đến khi đạt độ chua vừa ý. Đun sôi nhẹ giấm, nêm 50gr đường từ từ vào, vừa quấy đều vừa nếm sao cho giấm có độ ngọt (độ chua nhiều hơn một chút). Thêm vào giấm đường 1/3 thìa cà phê muối, quấy đều cho tan muối. Thả vào vài quả ớt, 10g tỏi và 10gr tiêu hạt, tắt bếp và để nguội.
Bước 6: Cho bắp bò vào lọ thủy tinh (lọ thủy tinh nên luộc qua nước sôi, phơi khô). Sau đó đổ hỗn hợp giấm đường vào sao cho ngập mặt thịt. Đậy kín lắp lọ, để nơi thoáng mát khoảng 3-5 ngày là ăn được.
Sau 3 – 5 ngày thì vớt thịt bắp bò ngâm giấm ra cất vào ngăn mát tủ lạnh để ăn dần.
Chân gà muối chua
Nguyên liệu:
- Chân gà: 0,5 kg
- Gừng, tỏi, ớt, tiêu hột
- Phèn chua: 10 gr
- Muối, đường, giấm trắng
- Rượu trắng
Cách làm:
Bước 1: Chân gà sau khi mua về, các bạn ngâm với nước muối loãng chừng 10 phút rồi đem bóp rửa thật sạch. Sau đó cho vào nồi, chế nước, thả thêm vài lát gừng cho thơm, bật bếp đun to lửa đến khi chân gà sôi lên các bạn vớt chân ra rửa lại với nước lạnh.
Thay bằng lượt nước mới và đun lại từ đầu với mức nhỏ lửa tầm 20 phút là chín. Chú ý là chỉ nên luộc chân gà có độ chín tới rồi vớt ra ngay, nếu không da gà sẽ bị nhũn và khi đem ngâm sẽ không còn độ giòn nữa.
Bước 2: Ngâm ngay chân gà vào bát nước có pha phèn chua (1 lít nước: 5 gr phèn chua). Bóp rửa nhẹ nhàng, phèn chua sẽ giúp chúng ta loại bỏ nốt phần keo nhớt mà da gà tiết ra trong quá trình luộc, sau đó xả sạch với nước.
Bước 3: Muốn chân gà tăng độ giòn, các bạn có thể bọc chân gà lại và cất trong ngăn đá tủ lạnh 1 ngày mới đem ra ngâm, dùng kéo cắt bỏ phần móng gà.
Bước 4: Đun sôi hỗn hợp muối, đường, dấm được pha theo tỉ lệ 200 ml nước : 200 ml dấm: 100 gr đường :10 gr muối. Nước sôi thả tỏi, ớt, tiêu hột vào khuấy đều rồi tắt bếp, để nguội. Nếu nhà có giấm nuôi được lên men từ các loại hoa quả thì các bạn nên sử dụng, món chân gà muối chua sẽ có hương vị thơm ngon hơn rất nhiều, tỉ lệ của hỗn hợp ngâm chân gà sẽ là 400 gr giấm nuôi : 200 gr đường : 10 gr muối.
Bước 5: Xếp chân gà vào hũ thủy tinh, rót hỗn hợp giấm đường vào ngập mặt thịt, thêm 1 thìa cà phê rượu trắng cho thơm rồi đậy nắp kín. Để nơi khô thoáng trong 3 ngày là dùng được. Sau thời gian trên, nếu chưa dùng hết thì các bạn vớt chân ra bảo quản trong tủ lạnh, hạn sử dụng là 1 tuần nhé.
Với vị chua cay mặn mà cùng vị ngọt của thịt, mùi thơm nồng của tỏi, mình tin rằng món chân gà muối chua này sẽ đem đến cho các bạn sự ngon miệng cũng như những phút giây thực sự thư giãn dành bên người thân và bạn bè trong những ngày đầu xuân đang đến gần.
Chân gió ngâm mắm
Nguyên liệu:
- Thịt chân giò: 2 cái (khoảng 700 gr)
- Tỏi, ớt, đường, mắm, tiêu hạt, hành khô.
Thực hiện:
Bước 1: Thịt chân giò làm sạch, dùng chỉ quấn quanh để bó chặt thịt chân giò lại (càng quấn chặt tay càng tốt).
Bước 2: Đổ nước ngang mặt thịt, cho lên bếp đun sôi. Vớt thịt ra rửa cho sạch bọt bẩn. Cho nước mới vào luộc thịt sôi khoảng 25 phút với một ít gia vị, hạt nêm và 1 củ hành đập dập. Sau đó vớt ra ngâm vào bát nước đá cho đến khi thịt thật nguội.
Bước 3: Pha 450 ml nước mắm với 150 ml nước lọc và 400gr đường. Cho lên bếp đun sôi lăn tăn, vừa đun vừa quấy đều cho đường tan, sau đó thả ớt, tỏi và tiêu hạt vào, tắt bếp, để cho thật nguội.
Bước 4: Cho thịt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước mắm ngập mặt thịt. Đậy kín lắp lọ rồi cất nơi thoáng mát khoảng 4-5 ngày là ăn được.
Khi thịt đã ngấm mắm, thì vớt ra cho vào tủ lạnh để bảo quản và ăn dần.
Bắp bò ngâm dấm
Nguyên liệu:
- Thịt bắp bò: 1 cái (khoảng 600 gr)
- Gừng, tỏi, sả, tiêu hạt, quế, hồi, giấm, đường, ớt.
Thực hiện:
Bước 1: Bắp bò chọn mua loại bắp hoa (nếu mua được bắp lõi rùa là ngon nhất), rửa sạch, lọc bỏ những phần mỡ bám bên ngoài.
Nguyên liệu:
- Chân gà: 0,5 kg
- Gừng, tỏi, ớt, tiêu hột
- Phèn chua: 10 gr
- Muối, đường, giấm trắng
- Rượu trắng
Bước 1: Chân gà sau khi mua về, các bạn ngâm với nước muối loãng chừng 10 phút rồi đem bóp rửa thật sạch. Sau đó cho vào nồi, chế nước, thả thêm vài lát gừng cho thơm, bật bếp đun to lửa đến khi chân gà sôi lên các bạn vớt chân ra rửa lại với nước lạnh.
Thay bằng lượt nước mới và đun lại từ đầu với mức nhỏ lửa tầm 20 phút là chín. Chú ý là chỉ nên luộc chân gà có độ chín tới rồi vớt ra ngay, nếu không da gà sẽ bị nhũn và khi đem ngâm sẽ không còn độ giòn nữa.
Nguyên liệu:
- Thịt chân giò: 2 cái (khoảng 700 gr)
- Tỏi, ớt, đường, mắm, tiêu hạt, hành khô.
Thực hiện:
Bước 1: Thịt chân giò làm sạch, dùng chỉ quấn quanh để bó chặt thịt chân giò lại (càng quấn chặt tay càng tốt).
Theo eva.vn
Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014
Tất niên Online
Tất niên Oline
Khi lễ vật đã được bày soạn xong và sau một hồi chuông báo hiệu của anh Mõ, bác Cả Lê cùng lão Lý lên hương án mời cô giáo Chủ nhiệm làm chánh bái. Mọi người im lặng và tề tựu quanh bàn lễ để cùng khấn lễ với ơn trên trong mùi trầm hương ngào ngạt. Không khí thật trang nghiêm và đầy xúc động khi cô giáo chủ nhiệm thành tâm khấn vái tạ ơn trên, cầu mong cho tất cả bà con lớp ta sang năm mới được mạnh khỏe và vạn sự như ý. Việc cúng kiếng đã xong, cổ bàn được bày ra và trước khi vào tiệc, lão Lý mời mọi người đứng dậy dành một phút yên lặng để tưởng nhớ đến các bạn Phúc, Tố Tâm, Lân và Hòa đã từ biệt chúng ta về với tổ tiên. Sau đó mọi người vào dự một bữa cơm thân mật cuối năm đầy ắp nghĩa tình.
Phải nói rằng đây là lần tất niên hoành tráng và ý nghĩa nhất của cái làng 12A3 kể từ trước cho đến nay, mặc dù bên ngoài thời tiết giá lạnh và thỉnh thoảng có mưa phùn,và mặc dù bữa liên hoan tất niên không có mâm cao cổ đầy, không có Champagne, Wisky... nhưng tình thầy trò, tình bằng hữu vẫn ngát hương nồng ấm.
Nào! Xin mời cô giáo chủ nhiệm cùng tất cả bạn bè nâng cốc chúc mừng tình cảm thiêng liêng nầy mãi mãi vững bền và đẹp mãi như hoa trái mùa xuân, chúc tất cả mọi người sang năm mới Giáp ngọ luôn mạnh khỏe và an khang thịnh vượng.
Chúc xuân '14
Chúc xuân ‘14
Năm mô cũng như năm ni
Lý tui sốt ruột lì xì mấy câu
Rắn đi ngựa tới nhiệm mầu
Chúc bà con cô bác đắc cầu sở giao
Làng ta phấn khởi tự hào
Nghinh tân tống cựu đón chào xuân sang
Lung linh rực rỡ mai vàng
Chúc thầy cô vui khỏe bình an với đời
Chúc cho bạn hữu muôn nơi
An khang hạnh phúc tuyệt vời với xuân
Vẫn biết còn lắm gian truân
Xuân về tết đến quây quần cùng nhau
Chúc cho đất nước mạnh giàu
Nhân dân no ấm trước sau vẹn toàn
Lòng người thôi bớt đa đoan
Đất trời thôi bớt phủ phàng nắng mưa.
Xuân này có khác xuân xưa
Tấm lòng nhân ái như vừa hồi sinh
Chúc cho cả lớp chúng mình
Người người may mắn cùng rinh lộc về
Dẫu cho cuộc sống bộn bề
Cầu cho ai cũng tràn trề niềm vui
Kẻ đi ngược,người về xuôi
Các bạn xa xứ bùi ngùi nhớ mong
Tha hương xuân rối cõi lòng
Chiều ba mươi tết sầu đong nỗi sầu
Dẫu cho biển rộng sông sâu
Anh em mình vẫn nhớ nhau thuở nào
Ngoài kia khoe sắc mai đào
Xuân về lòng thấy nôn nao lạ thường
Còn đây một chút khói sương
Cho tình bằng hữu hồn vương cõi trần
Xuân sang chúc hết xa gần
Năm châu bốn bể tình thân vẹn đầy
Cùng nhau tay nắm chặt tay
Ngày xuân đoàn tụ sum vầy yêu thương.
13/01/2014
Lý Trương
Thơ tết của ngày thơ
Thơ tết của ngày thơ
Mùa xuân và tết là đề tài, là nguồn
thi hứng vô tận muôn thuở cho mặc khách thi nhân bởi mạch cảm xúc trước phong
cảnh đẹp và nên thơ của mùa cùng với sự thiêng liêng của ngày tết. Vì thế có
rất nhiều những bài thơ nói về mùa xuân,về tết của dân tộc ta qua mọi thời đại
đã trở thành những tác phẩm bất hủ trong kho tàng văn chương bác học nước nhà. Tôi
nhớ ngày còn bé, lúc đất nước mình đang trong cảnh chiến tranh ác liệt, tôi
theo dòng người chạy ra thành phố lánh nạn, được chú tôi xin vào học lớp nhất
tại trường Tiểu học Tư thục Sào Nam Đà Nẵng. Tại đây, tôi đã cùng chúng bạn học
tập rất căng thẳng để thi vào lớp Đệ Thất của trường Trung học Công lập Phan
Châu Trinh. Trong những môn học chính có môn Toán,Việt Văn, Địa lý, Sử Ký, Vệ
sinh và Công dân Giáo dục. Môn Toán thì khổ nhất là toán về vận tốc, động tử
ngược chiều cùng chiều, về diện tích các loại hình học cơ bản và đã có bùa hộ
mệnh là “165 bài tính mẫu”, còn lại các môn khác chủ yếu học bài. Riêng môn
Việt Văn thì phải nhớ nằm lòng phương pháp làm một bài văn cơ bản là có nhập đề (mở bài), thân bài và kết luận. Mà ác nỗi thời ấy còn quá nhỏ
nên làm sao mà nhớ cho hết được những phần lý thuyết căn bản, nên chỉ học vẹc
là chính rồi vận dụng na ná theo mà thôi.Có nhiều bài thơ rất hay và khá dài mà phải học thuộc lòng mới nhớ được như bài “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh, hay bài “Chợ tết” của Đoàn Văn Cừ mà do thời gian trôi đi quá lâu nên cho đến cách đây vài năm tôi cũng chỉ còn nhớ lõm bõm đôi ba câu, không đầu không đuôi và quên luôn cả tên tác giả. Mấy câu thơ về ngày tết ấy đã đi vào tâm hồn tôi một cách nhẹ nhàng hơn 40 năm nay.
Phải nói rằng lối học ngày xưa là lối học còn mang nặng âm hưởng từ chương, thiếu phần kỷ năng thực hành và học sinh chúng ta còn mang tính thụ động, nhưng cái tích cực của lối học ấy đã giúp cho tâm hồn chúng ta cảm thụ kiến thức nói chung và văn học nói riêng khá thẩm sâu, mà thực tế đã chứng minh là đa số chúng ta còn nhớ được những áng văn thơ hay từ tấm bé đến bây giờ. Nay nhờ có bác Google- kho lưu trữ khổng lồ về kiến thức của nhân loại - nên chúng ta mới có cơ hôi được gặp lại những áng văn thơ bất hủ mà chúng ta đã được học qua từ những ngày xa xưa.
Chợ
tết
Dải mây trắng đỏ dần trên
đỉnh núi,Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ tết .
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc ;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ .
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu ,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau .
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa ,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh ,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh .
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ .
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô .
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán .
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản ,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân .
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm ,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ .
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau .
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu ,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu .
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo ,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra .
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà ,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi .
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi ,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa .
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha .
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết ,
Con gà trống mào thâm như cục tiết ,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem .
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm ,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh ,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh ,
Những người quê lũ lượt trở ra về .
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê ,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ .
(Đoàn Văn Cừ)
Quả thực, bài thơ “Chợ tết” của nhà
thơ Đoàn Văn Cừ là một bức tranh toàn cảnh về một phiên chợ tết của một miền
quê Việt Nam vào những năm 30-40 của thế ký trước, với nét tả thực hết sức giản dị mộc mạc nhưng giàu hình
ảnh và âm điệu du dương. Bài thơ đã làm cho chúng ta được sống lại không khí
cùng quang cảnh nhộn nhịp của phiên chợ tết yên bình của một vùng quê Bắc bộ. Ngoài
bài thơ “Chợ tết”, Đoàn Văn Cừ còn một số bài thơ cũng nói về tết và mùa xuân
như bài “Tết”, “Tết quê bà”, “Chơi xuân” và “Đám cưới mùa xuân”.
Tết
Sáng hôm mồng một tết,
Đèn nến thắp xong rồi,
Bà tôi ngồi trong ổ,
Mặc áo đỏ cho tôi .
Ông tôi vừa thức dậy,
Nằm ngó cổ trông ra .
Trên ngọn cây đèn bóng,
Trời lất phất mưa sa .
Giờ lâu tràng pháo chuột,
Đì đẹt nổ trên hè,
Con gà mào đỏ chót,
Sợ hãi chạy le te .
Cây nêu trồng ngoài ngõ,
Soi bóng dưới lòng ao .
Chùm khánh sành gặp gió
Kêu lính kính trên cao,
Từ khi ông tôi mất,
Bà tôi đã qua đời,
Tôi mỗi ngày mỗi lớn,
Nên chẳng thấy gì vui .
Tết đến tôi càng khổ,
Tôi nhớ bức tranh gà,
Chiếc phong bao giấy đỏ,
Bánh pháo tép ba xu .
( 1939 -Đoàn Văn Cừ)
Đèn nến thắp xong rồi,
Bà tôi ngồi trong ổ,
Mặc áo đỏ cho tôi .
Ông tôi vừa thức dậy,
Nằm ngó cổ trông ra .
Trên ngọn cây đèn bóng,
Trời lất phất mưa sa .
Giờ lâu tràng pháo chuột,
Đì đẹt nổ trên hè,
Con gà mào đỏ chót,
Sợ hãi chạy le te .
Cây nêu trồng ngoài ngõ,
Soi bóng dưới lòng ao .
Chùm khánh sành gặp gió
Kêu lính kính trên cao,
Từ khi ông tôi mất,
Bà tôi đã qua đời,
Tôi mỗi ngày mỗi lớn,
Nên chẳng thấy gì vui .
Tết đến tôi càng khổ,
Tôi nhớ bức tranh gà,
Chiếc phong bao giấy đỏ,
Bánh pháo tép ba xu .
( 1939 -Đoàn Văn Cừ)
Bà tôi ở một túp nhà tre .
Có một hàng cau chạy trước hè,
Một mảnh vườn bên rào giậu nứa .
Xuân về hoa cải nở vàng hoe .
Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng,
Cả đêm cuối chạp nướng than hồng .
Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,
Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông .
( 1941 - Đoàn Văn Cừ))
Ngày nay, tuy cái tết có đầy đủ hơn, không
khí tết có văn minh hiện đại hơn, song trong thời của mỗi chúng ta vẫn thấy
thiếu một cái gì đó mang phong vị của ngày xưa phảng phất tình hoài niệm mà như
người xưa thường bảo “Phi cổ bất thành kim”. Cùng trong trường liên tưởng nầy
cũng xin được nhắc đến một bài thơ cũng nói về mùa xuân ,nói về tết nhưng bằng
một sự nuối tiếc u hoài. Đó là bài thơ “Ông Đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên mà
chắc hẵn ai ai trong chúng ta ít nhiều cũng đều biết .Có một hàng cau chạy trước hè,
Một mảnh vườn bên rào giậu nứa .
Xuân về hoa cải nở vàng hoe .
Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng,
Cả đêm cuối chạp nướng than hồng .
Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,
Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông .
( 1941 - Đoàn Văn Cừ))
Ông đồ
Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người quạ
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng baỵ
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâủ
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầụ
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi baỵ
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ
Đình Liên)
Nhân đây, khi đề cập đến chủ đề thơ viết về mùa xuân và tết
thì không thể không nói đến những bài thơ xuân và tết của nhà thơ “Quê chay” Nguyễn
Bính. Ông được người đời dành cho danh hiệu khiêm tốn là nhà thơ của làng quê, của
nông dân vì thơ của ông mang đậm màu sắc ruộng đồng và sinh hoạt của người nông
thôn Bắc bộ một cách chân thành,mộc mạc và bình dị. Nhưng để có dược những ngôn
từ thi vị ấy tưởng không phải là chuyện đơn giản một chút nào. Xin phép được
ghi lại đây một số bài thơ nầy của ông.
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến, xuân đi, hoa mận nở
Gái xuân giũ lụa trên sông Vân
Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám xuân đi trên mái tóc
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?
( Nguyễn Bính )
Mưa
xuân
Em là con gái trong khung
cửi Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay".
Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!
Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe.
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.
Chờ mãi anh sang anh chẳng sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!
Mình em lầm lũi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!
áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày".
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?
( 1936 - Nguyễn Bính)
Nhạc
xuân
Hôm nay là xuân, mai còn
xuânXuân đã sang đò nhớ cố nhân
Người ở bên kia sông cách trở
Có về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân
Phận gái ví theo lề ép uổng
Đã về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Lăng lắc đường xa nhớ cố nhân
Nay đã vội quên tình nghĩa cũ
Mà về Chiêm Quốc như Huyền Trân ?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Một cánh đào rơi nhớ cố nhân
Cung nữ như hoa vườn Thượng uyển
Ai về Chiêm Quốc với Huyền Trân ?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Rượu uống say rồi nhớ cố nhân
Đã có yêu nhau là đến thế
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân ?
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân
Ta viết thơ này gửi cố nhân
Năm mới tháng giêng mồng một tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân .
Huyền Trân ơi !
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồị
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi !
( Nguyễn Bính)
Rượu
xuân
Cao tay nâng chén rượu hồng,Mừng em, em sắp lấy chồng xuân nay.
Uống đi ! Em uống cho say !
Để trong mơ, sống những ngày xuân qua.
Thấy tình duyên của đôi ta,
Đến đây là ... đến đây là ... là thôi !
Em đi dệt mộng cùng người,
Lẻ loi xuân một góc trời riêng anh.
( Nguyễn Bính)
Có một bài thơ của nhà thơ Trường Phong cũng nói về mùa xuân và tết rất dễ thương, đong đầy những hoài niệm. Xin mạn phép ghi ra đây để các bạn cùng đọc .
Đón Xuân
Mấy thuở nàng xuân ghé lại
thăm
Tao nhân mặc khách nhớ thương thầm
Hoa đào rộ nở chùm nhung nhớ
Câu đối ông đồ họa cuối năm
Nẩy lộc chồi mai đẹp mỹ miều
Trước nhà ba mới dựng cây nêu
Bánh chưng mẹ nấu thơm mùi nếp
Áo mới em thay dáng diễm kiều.
Nguyên đán theo em đi lễ chùa
Chia nhau trái quít ngọt chua chua
Đốt nhang khấn vái tình đôi lứa
Sư bảo em hiền Bụt chịu thua
Ước ao em trẻ mãi như xuân
Nhí nhảnh hồn nhiên thật dễ cưng
Tết đến đòi quà em nũng nịu
Cho anh hôn nhẹ tóc ngang lưng.
( Trường Phong )Tao nhân mặc khách nhớ thương thầm
Hoa đào rộ nở chùm nhung nhớ
Câu đối ông đồ họa cuối năm
Nẩy lộc chồi mai đẹp mỹ miều
Trước nhà ba mới dựng cây nêu
Bánh chưng mẹ nấu thơm mùi nếp
Áo mới em thay dáng diễm kiều.
Nguyên đán theo em đi lễ chùa
Chia nhau trái quít ngọt chua chua
Đốt nhang khấn vái tình đôi lứa
Sư bảo em hiền Bụt chịu thua
Ước ao em trẻ mãi như xuân
Nhí nhảnh hồn nhiên thật dễ cưng
Tết đến đòi quà em nũng nịu
Cho anh hôn nhẹ tóc ngang lưng.
Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014
Tết và mùa xuân trong thơ ca xưa
Tết và mùa
xuân trong thơ ca xưa
Tết và mùa xuân thường là một trong
những đề tài và khởi nguồn cho sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Trong số rất nhiều thi phẩm nổi tiếng của
người xưa để lại có bài thi kệ “Cáo tật thị chúng” (Có bệnh nói cho mọi người biết) của Mãn Giác Thiền Sư (1052-1096)vào
thời Lý-Trần. Ông là một Thiền Sư
Việt Nam đời thứ 8 thuộc dòng Thiền Vô Ngôn Thông và ông được người đời coi là
một nhà thơ tiêu biểu của văn học thời Lý -Trần. Dưới cái nhìn của một nhà
thiền học mang tâm hồn nghệ sĩ, Mãn Giác Thiền sư đã thi vị hóa cái nhìn hiện
thực khách quan của cảnh vật và qua đó nói lên nội tâm sâu kín của con
người,đồng thời mở ra một quy luật biện chứng của sự phát triển đó là: “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận - Đình tiền tạc
dạ nhất chi mai”. Bài thơ mượn cảnh thị tình để biểu đạt tâm trạng và hậu
thế đã nghiên cứu đi đến một kết luận rằng: “Cáo tật thị chúng”là một bản tuyên
ngôn về triết học ẩn ngữ dưới hình thức nghệ thuật thi ca.
Cáo tật thị
chúng
Xuân
khứ bách hoa lạcXuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Mãn Giác Thiền Sư)
Dịch thơ:
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.
(Thích Thanh Từ)
Đến thời Lê, một hiện tượng văn học mới xuất hiện phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược nhà Minh ở phương Bắc,đi đến thống nhất nước nhà và mở ra một thời kỳ xây dựng lại non sông gấm vóc. Đó là cây đại thụ văn học Nguyễn Trãi (1380-1442).Qua cuộc đời oanh liệt và nỗi oan khúc cùng sự nghiệp văn chương của ông, người hậu thế đã dành cho ông sự kính trọng và lòng ngưỡng vọng đến vo cùng: “Nguyễn Trãi là một đại anh hùng của dân tộc;là một nhà chính trị; một nhà quân sự; một nhà ngoại giao; một nhà văn hóa;một nhà văn; một nhà thơ kiệt xuất nhất của lịch sử Việt nam trong thời đại lúc bấy giờ.” Quả thực ông là một con người toàn năng có một không hai của lịch sử Việt Nam dưới thời phong kiến. Riêng sự nghiệp văn chương của ông thì rất đa dạng và phong phú,ông viết nhiều bài thơ nói về mùa xuân,cảnh xuân và ngày tết:
“Cỏ xuân đầu bến xanh như khói
Thêm lại mưa xuân trời nước đầy
Đường nội vắng teo hành khách ít
Thuyền côi gác bãi ngủ thâu ngày.”
(Bến đò xuân đầu trại)
Hay hình ảnh một cụ già trong đêm trừ tịch chờ đón giao thừa bỗng choàng tỉnh mộng khi nghe tiếng pháo tre nổ râm ran:
“Chong đèn chực tuổi cay con mắt
Đốt trúc khua ma đắng lỗ tai.”
(Đêm trừ tịch)
Hình ảnh và phong cảnh mùa xuân còn được nhà thơ miêu tả
qua các bài thơ trong Thơ quốc âm và thơ chữ Hán:
Bài 1 - Mộ xuân tức sự (Cuối xuân tức
cảnh)Bản dịch trong "Nguyễn Trãi toàn tập":
"Trọn ngày thong thả khép phòng văn,
Khách tục bên ngoài chẳng bén chân.
Khắc khoải quyên kêu xuân đã muộn,
Hoa xoan mưa nhẹ nở đầy sân."
Thiếu một hai mà no chín tuần.
Kiếp thiếu niên đi thương đến tuổi,
Ốc dương hoà lại ngõ dừng chân.
Vườn hoa khóc tiếc mặt Phi tử,
Trì cỏ tươi nhưng lòng tiểu nhân.
Cầm đuốc chơi đêm này khách nói,
Tiếng chuông chưa đóng ắt còn xuân."
(Nguyễn Trãi)
Lật lật bình phong mở mấy lần,
Khắp hoà chốn chốn một trời xuân.
Hiu hiu gió thổi hương lồng áo,
Phơi phới mưa sa ngọc đượm chăn.
Liễu vẽ mày xanh oanh chấp chới,
Mai tô má phấn bướm xun xoăn.
Đường chen xe ngựa tai vang nhạc,
Nào chốn nào là chẳng cõi nhân.
(Lê Thánh Tông)
Đến đời nhà Mạc, vào năm Đại chính thứ 6 đời Mạc Đăng Doanh (1535)có cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) hiệu là Tuyết Giang Phu Tử, thi đỗ Trạng nguyên khoa Ất mùi và cụ làm quan được 8 năm rồi xin về quê ở ẩn và mở trường dạy học bên sông Tuyết Giang. Cụ được vua nhà Mạc tôn làm quốc sư và phong đến tước vị Trình Quốc Công. Ngoài ra cụ còn được Chúa Trịnh và chúa Nguyễn rất kính trọng. Hai thi phẩm tiêu biểu cụ để lại cho đời là “Bạch vân thi tập” (bằng chữ Hán) và “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”. Tuyết Giang Phu Tử có nhiều bài thơ nói về mùa xuân và ngày tết bằng chữ Hán,trong đó có bài thơ “Thôi làm quan về nhà”:
Thôi làm quan về nhà
"Tuổi trời đã ngoại bảy mươi tư,
Mừng được an nhàn chốn ẩn cư.
Năm mới, cảnh vui đầy vũ trụ,
Nhà nghèo nếp cũ sẵn thi thư.
Xuân về ấm áp hoa, tre tốt,
Nhà trống thênh thang cửa, ghế thưa.
Ai dở ai hay thời mặc kệ,
Già này ngông dại luống mần ngơ."
Lữ quán khách nhưng tại,
Cảm xúc về ngày tết, về mùa xuân luôn luôn dâng trào trong tâm hồn thi sĩ và ở mỗi thời đại người thi sĩ đều có những cảm nhận riêng của mình.Đại thi hào Nguyễn Du nhìn nhận mùa xuân qua lăng kính của người buồn thế sự:
Mộ xuân mạn hứng
Nhất niên xuân sắc cửu thập nhật,
Phao trịch xuân quang thù khả liên.
Phù thế công danh khan điểu quá,
Nhàn đình tiết tự đái oanh thiên.
Trắc thân bất xuất hữu hình ngoại,
Thiên tuế trường ưu vị tử tiền.
Phù lợi vinh danh chung nhất tán,
Hà như cập tảo học thần tiên ?
Nguyễn Du (1765 – 1820)
Dịch nghĩa:
Cảm hứng cuối xuânMột năm có chín mươi ngày xuân,
Để cho cảnh xuân trôi qua, thật đáng tiếc!
Công danh ở đời nào khác cánh chim bay vút.
Trước sân vắng, thời tiết cũng theo chim oanh mà thay đổi.
Tấm thân không thể thoát ra khỏi vòng hữu hình, chưa chết,
cứ lo mãi chuyện nghìn năm.
Danh lợi hão huyền cuối cùng tiêu tan hết,
Sao bằng hãy sớm theo đạo thần tiên!
Dịch thơ:
Cảm hứng cuối xuânMột năm có chín chục ngày xuân,
Thấm thoắt xuân đi tiếc bội phần.
Cõi thế công danh qua vun vút,
Trước sân thời tiết đổi lần lần.
Chiếc thân không lọp vòng đào chú,
Nghìn thủa lo hoài lúc sống còn.
Danh lợi hão huyền chung cuộc trắng,
Sao bằng sớm học đạo thần tiên?
(Người dịch: Nguyễn Thạch Giang)
Tết đến xuân về với nhà nho Nguyễn
Công Trứ thì lại khác, như là một sự cợt đùa, trêu chọc trước cảnh hàn vi:
Tết nhà nghèo
Tết nhất anh ni ai nói nghèo, Nghèo mà lịch sự đố ai theo.
Bánh chưng chất chật chừng ba chiếc,
Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu.
Trừ tịch kêu vang ba tiếng pháo,
Nguyên tiêu cao ngất một gang nêu.
Ai xuân anh cũng chơi xuân với,
Chung đỉnh ơn vua ngày tháng nhiều.
(Nguyễn Công Trứ 1778-1858)
Còn đối với người anh hùng ẩm hận đa Cao Bá Quát thì mùa
xuân lại là mùa của tình yêu, là cơ duyên của giai nhân và khách đa tình.Khó có
thể phân định giữa thực và mơ mà chỉ có mùa xuân mới làm cho kẻ đa tình say túy
lúy.
Nhớ người
Giai nhân nan tái đắc Trót yêu hoa nên dan díu với tình
Mái Tây hiên nguyệt gác chênh chênh
Rầu rĩ bấy xuân về, oanh nhớ
Phong lưu tài tử đa xuân tứ
Trường đoạn tiêu tương nhất chỉ thư
Nước sông Tương một dải nông sờ
Cho kẻ đấy, người đây mong mỏi !
Bứt rứt nhẽ trăm đường nghìn nỗi !
Chữ chung tình biết nói cùng ai ?
Trót vì gắn bó một hai ....!
(Cao Bá
Quát 1809-1854)
Mùa xuân đối với nữ sĩ Hồ Xuân Hương
thì lại là một ngày hội dân gian vui khôn tả hiện ra dưới ngọn bút đầy tính
trào lộng và bỡn cợt bằng những ngôn từ hết sức mộc mạc và bình dị.
Đánh Đu
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng, Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân có biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không
(Hồ Xuân Hương)
Bà Huyện Thanh Quan tiếng là
một nhà thơ hoài cổ u buồn,nên khi ngắm cảnh mùa xuân thì cũng không sao vượt
ra được cái dấu u hoài đ
Chơi đài
khán xuân Trấn Võ
Êm ả chiều xuân tới khán đài, Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai.
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn trời.
Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn,
Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi.
Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây, chín rõ mười.
(Bà Huyện Thanh Quan)
Đối
với nhà thơ Nguyễn Khuyến thì tết đến xuân về trong cảnh nhá nhem của cuộc đời
một nhà nho túng bấn.Cũng với bút pháp trào lộng, bông đùa cụ Tam Nguyên đón
tết trong cái nghèo khó mà thanh bạch.
Chợ Đồng
Tháng
chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.
Nếm rượu, tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới.
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.
(Nguyễn Khuyến 1835-1909)
Cũng
mang tâm trạng và bỡn cợt với cuộc sống thanh bần trước mùa xuân đến như cụ
Nguyễn Công Trứ hay cụ Tam Nguyên, nhưng chỉ có Trần Tế Xương, một nhà thơ trào
phúng có một không hai của Việt Nam vào giữa thế kỷ 20 đã thi vị hóa cảnh nhà
túng quẩn của mình khi tết đến xuân về bằng nghệ thuật “nổ” làm cho người đọc
đến chua chát ngậm ngùi:
Tết đến
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo.
Tiền của trong kho chửa lĩnh tiêu.Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu.
Bánh đường sắp gói, e nồm chảy
Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu.
Thôi thế thì thôi, đành Tết khác
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo.
(Trần Tế Xương 1871-1907)
Chúng
ta vừa cùng nhau du xuân qua các thi phẩm nổi tiếng của các nhà thơ xưa trong
nền văn học nước nhà và đấy mới chỉ là một “Mùa xuân nho nhỏ” trong mùa xuân
bất tận của văn học dân tộc mà chúng ta chưa khám phá hết được. Không dám múa
rìu qua mắt thợ,chỉ mong rằng “Lới quê chắp nhặt dông dài, mua vui cũng được
một vài... phút xuân”.
22/01/2014
Đồ
Gàn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)