Tản mạn mùa đông
Lạnh
Nói
đến mùa đông là nói đến cái lạnh, cái giá rét của thời tiết khí hậu tác động
trực tiếp lên cơ thể con người và động vật, nó còn gây nên một cảm giác âm u
buồn buồn trong trạng thái tâm lý của con người. Chính vì thế cái lạnh là đặc
trưng nổi bậc của mùa đông cũng cái nóng là đặc trưng của mùa hè, cái ấm áp là
đặc trưng của mùa xuân và cái dịu mát là đặc trưng của mùa thu. (Đó là nói
riêng về khí hậu thời tiết ở nước ta mà thôi). Lạnh là hiện tượng khí hậu hạ
thấp nhiệt độ so với thân nhiệt 37o C của con người. Nhiệt độ từ ngưỡng 30-37
độ C là ổn định,trên 37 độ C trở lên là nóng và từ dưới 30 độ C trở xuống là
lạnh, nhiệt độ ở ngưỡng dưới 30 độ C âm càng sâu thì lạnh càng nhiều hơn và
dưới 10 độ C trở cuống thì sẽ xuất hiện băng tuyết.
Ở
nước ta mùa đông năm nay khá lạnh và kèm theo mưa dầm rét mướt.trong những ngày
đông co ro trong rét mướt, tui nghĩ vẫn nghĩ vơ về cái LẠNH và chợt nhận ra rằng ngôn ngữ của Tiếng Việt ta thật vô cùng
phong phú mà có thể ở một số ngôn ngữ khác ít có được như vậy khi nói về cái
lạnh.
Ta
hãy xem từ LẠNH :về nghĩa của nó là
chỉ trạng thái thân nhiệt của con người khi tiếp xúc trực tiếp nhiệt độ thấp
của môi trường bên ngoài so với nhiệt độ trung bình của thân nhiệt con người
gây nên cảm giác lạnh. Nhưng cái lạnh ở đây mới chỉ là nói một cách chung nhất
mà không xác định được cái lạnh đó là bao nhiêu độ, nhiều hay ít và để biểu
hiện về cường độ của lạnh thì từ lạnh
đi kèm với các từ tố như: lành lạnh,lạnh ghê,lạnh lắm, lạnh quá ... thì cái
lạnh được nâng lên một bước, nhưng cái lạnh đó cũng còn mơ hồ chung chung. Để
tính chất cái lạnh rõ ràng hơn một chút,thì từ lạnh được kèm theo một số từ tố
khác như: lạnh ngắt, lạnh toát, lạnh tê, lạnh teo... Với những từ tố đi kèm
theo từ lạnh ở đây thì ta cũng chỉ phần nào hình dung được hình ảnh của cái
lạnh mà thôi. Cho đến khi từ lạnh được đi kèm theo những từ tố mới như: lạnh
run, lạnh căm, lạnh giá, lạnh buốt, lạnh cóng... thì cái lạnh được biểu hiện rõ
ràng hơn, ở cường độ cao hơn,mạnh hơn và cái lạnh ấy mang tính chất sinh học.
Cũng
diến tả về cái lạnh mà làm sao cho cái lạnh ấy vừa biểu hiện ra bên ngoài lại
vừa biểu hiện được bên trong nội tâm con người khi từ lạnh được kết hợp bởi
những từ tố như: lạnh lẽo, lạnh nhạt, lạnh lùng, lạnh tanh... Như vậy cái lạnh
ở đây nó vừa mang tính chất về sinh học mà lại vừa mang tính chất về tâm lý. Chúng
ta chắc không ai xa lạ với câu thơ nát lòng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương khi nói về
thân phận làm lẽ của mình:
“Kẻ đắp
chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha
cái kiếp lấy chồng chung”
Khi từ lạnh được đi kèm với một số từ
khác từ hai đến ba từ để tạo nên một cụm từ mới mà nghĩa gốc ban đầu đã ít
nhiều thay đổi chuyển sang một nghĩa mới như: lạnh xương sống, lạnh toát mồ hôi,
lạnh tóc gáy, lạnh nỗi da gà và hài hước dí dõm hơn là lạnh teo bu-ri. cũng
trên cơ sở từ lạnh ấy nhưng lại đứng sau một từ khác thì nó lại mang hàm nghĩa
mới chỉ về trạng thái tâm lý, thái độ của cái lạnh như: Ớn lạnh, máu lạnh, đóng
mặt lạnh......
Ngoài
ra khi xã hội loài người phát triển cao hơn, khoa học kỹ thuật tiên tiến đã tạo
nên một nghành công nghiệp mới trên cơ sở của cái lạnh. Đó là ngành công nghiệp
lạnh và từ đó đã ra đời một loạt ngành nghề cùng những phương tiện về lạnh như:
Máy lạnh, xe lạnh, dầu lạnh, kho lạnh, hầm lạnh, phòng lạnh, tủ lạnh, ướp lạnh,
đông lạnh, áo lạnh, khăn lạnh, mũ lạnh... Đồng thời có những căn bệnh liên quan
đến lạnh như cảm lạnh và khi ta sơ ý trong việc sử dụng các máy móc thiết bị về
lạnh nếu bất cẩn sẽ dẫn đến bị bỏng lạnh. (Đây là loại bỏng về gas lạnh gây tác
hại cho da không thua kém về bỏng khi da bị tác động bởi nhiệt độ cao).
Mùa đông 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét