Du xuân
Kể cũng lạ, con người ta có bao nhiêu điều
tự mâu thuẩn với chính mình,cứ mong tết đến xuân về rồi lại chạy theo nó đến
hụt hơi và để rồi cuối cùng lại than vãn “tết nhứt chi cho mệt rứa không biết”!
Nói thì nói vậy chứ có ai không mong tết đâu? Chỉ có trẻ con là sung sướng nhất
còn cánh người lớn chúng ta lo đến “bở hơi tai”. Có điều lo mà vẫn vui và phấn
chấn vì chúng ta cũng đã trải qua cái thời hoàng kim ấy rồi mà!
Tết Con Khỉ năm nay ở cái làng 12A3 chúng ta không có gì khởi sắc lắm, hình
như mọi người ít về nhà, hình như cái ban chỉ đại của làng cũng cao bay xa
chạy đâu hết, vì thế nên dân làng phải lo tự xử thôi! Lão Lý chỉ lo thu vén cho
riêng mình (mà cũng phải thôi, nghe đồn lão ta sắp hạ cánh nay mai do vậy lão không
cố tranh thủ vơ vét mới là chiện lạ?). Đã thế mấy ngày Tết lão ta có chường mặt
ra ngoài đâu mà cứ then cài cửa đóng, có lẽ lão ta sợ dân làng phát hiện cái
chiêu bài “Hoàng hôn nhiệm kỳ” của lão chăng?
Hôm mồng Bốn Tết, vợ chồng lão Quản có đến nhà thăm lão ta, hai lão có
vẻ tâm đầu ý hợp về cái chuyện trèo lên tụt xuống ở đời và mới thấy hết được
cái chiều sâu của cái gọi là lợi ích nhóm ngay cả trong giới văn nghệ văn gừng.
Qua mấy tuần trà, lão Quản bảo với lão Lý tết có đi thăm chơi đâu nhiều chưa
thì lão ta tình thật:
-Mồng
Một, mồng Hai tết trời lạnh quá, chỉ lo thực hiện việc hương khói cho ông bà tổ
tiên ở quê, còn lại thì đóng cửa luyện “Cửu âm chân kinh”.
Nghe vậy chị Quản nhíu mày ngạc
nhiên không hiểu mô tê chi cả. Nói xong lão Lý lấy bản Sonate Ánh Trăng của
Bethoven viết cho Piano được một nhạc sĩ người Tây Ban Nha chuyển soạn lại cho
Guitare classique và khoe với chị Quản:
- Tui đã chép lại tác phẩm nầy ở một bệnh viện dã chiến đóng trong rừng
cao su thuộc Quân khu Đông Bắc chiến trường Tây Nam Campuchia cách đây hơn 30
năm. Và lão ta chỉ vào bản nhạc chép tay trên giấy ố vàng cái triện hình khuông
nhạc rồi bảo:
- Con dấu nầy là của Tư Cận khắc kỷ niệm cho tui cách đây hơn 40 chục năm
rồi đó. Nghe xong chị Quản xuýt xoa mãi về cái hiện vật phi vật thể lạ lùng ấy
vẫn sống mãi trong lòng tình bạn của hai lão.
Tết đến xuân về, người ta đi chơi đó chơi đây, còn lão Lý thì lại ru rú
ở nhà then cài cửa đóng và du xuân một cách quái đản lạ kỳ.
TÊKA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét