THÔNG BÁO DỜI NHÀ
LOA LOA LOA
XIN THÔNG BÁO ĐẾN TOÀN THỂ DÂN LÀNG 12A3 RẰNG
GIAO MÙA ĐÃ DỜI NHÀ ĐẾN ĐẤT CỦA FACEBOOK. MỜI BÀ CON DÂN LÀNG THEO ĐƯỜNG DẪN NÀY ĐỂ VỀ NHÀ MỚI:
https://www.facebook.com/mua.giao.52
Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016
Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016
THÔNG BÁO DỜI NHÀ
THÔNG BÁO DỜI NHÀ
SAU MẤY TUẦN THỬ NGHIỆM TRÊN FACEBOOK ĐÃ THÀNH CÔNG, HÔM NAY QUẢN GIA XIN THÔNG BÁO ĐẾN BÀ CON DÂN LÀNG 12A3 RẰNG, GIAO MÙA CHÍNH THỨC DỜI VỀ NHÀ MỚI TRÊN FACEBOOK. DÂN LÀNG THEO ĐƯỜNG DẪN NÀY ĐỂ VỀ NHÀ MỚI NHÉ:
https://www.facebook.com/mua.giao.52
SAU MẤY TUẦN THỬ NGHIỆM TRÊN FACEBOOK ĐÃ THÀNH CÔNG, HÔM NAY QUẢN GIA XIN THÔNG BÁO ĐẾN BÀ CON DÂN LÀNG 12A3 RẰNG, GIAO MÙA CHÍNH THỨC DỜI VỀ NHÀ MỚI TRÊN FACEBOOK. DÂN LÀNG THEO ĐƯỜNG DẪN NÀY ĐỂ VỀ NHÀ MỚI NHÉ:
https://www.facebook.com/mua.giao.52
Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016
Cờ phờ
Cờ phờ
Thiệt tội cho cái thân lão Lý, không biết mắt mũi thế nào mà đọc tin nhắn
của lão Quản Gia nhắn là nhà chị Mây nhờ mời “cờ phờ” bà con làng ta ở cái quán
XXX số YYY…. ở đầu đường Phan Thanh, làm lão ta bắt cái thằng tui wánh cái con Wave
chạy zớn za zớn zác dưới trời mưa ở ngoài đường để tìm địa chỉ. Bực mình quá
tui bảo lão gọi lại cho lão Quản đã tới chưa và đang ở mô thì tui nghe loáng
thoáng tiếng trả lời rèng: Ủa tới rùi hả? Mà Chị Mây mời đúng 8g35 kia mà! Hình
như ở cái quán “Lãng quên” hay “Lãng Tiêu, lãng ớt” chi đó. Tui lại hành hạ con
Wave chạy tới quán cũ thì thấy họ đổi tên thành “Đất Quảng”, thì thôi cứ dắt cái
con ngựa máy vào đại đó cho đỡ mưa rùi tính sau. Bà con thấy chưa?Sau bao năm cắp
tráp theo hầu lão ta, tui có lạ chi cái bổn tính trột en vào hàng cao thủ của lão.
Ai đời người ta đã bấm quẽ và mời đúng con số 8g35 rứa mà mới 8g thì lão đã diện
đồ rồi hối cái thằng tui đi tấp tán làm tui không kịp mặc đồ.(Chắc các vị lại
cười tui phải hông? Là hổng phải tui “uổng trờ” mô mà là không kịp mặc đồ... mưa
đó!)
Cũng may, khoảng mươi phút sau thì lão Quản tới tui mới yên tâm là đúng
cái quán ni rồi. Hai anh em ngồi tám chưa được dăm phút thì cái nhà Chị Mây mới
tới và nở một nụ cười với nhời xôi lĩn chân thành vì “đì –lây”. Sau khi lục vấn
lão Quản có nhén dùm không mà reng chưa có ai tới thì lý phó Diệu Minh cũng vừa
nhét vội cái áo mưa lên xe máy chạy ùa vào vì sợ ướt. Đâu được mươi phút thì
hai ông bà Thọ Pie cũng có mặt làm cuộc hội ngộ thêm ấm cúng và câu chuyện mỗi
lúc càng nóng hơn với chủ đề chuyên chăm sóc cháu nội ngoại trên từng cây số làm
cho lão Lý phải nói nhỏ với lão Quản: “Thôi hai anh em mình chuyển đi bàn khác đi
anh Tư” làm cho các diễn giả cụt hứng và chuyển đề tài. Sau Khi cờ phờ đâu được
một lúc thì không thấy ai tới nữa, nhà Chị ThọPhan nhìn mưa rơi với tâm trạng rất
chi là tâm trạng, thấy vậy lão Lý hỏi duyên cớ vì đâu thì ThọPhan buông một tiếng
thở dài thườn thượt: “Không hiểu sao dạo nầy bà con làng mình mua bình lặn nhiều
rứa không biết?” Nghe xong cả cái nhà chị Mây và lý phó há hốc mồm kinh ngạc không
hiểu mô tê chi cả cho đến khi lão Quản giải thích thì họ mới cười ngớ ra.
Được thể, Chị Mây lại càm ràm với lão Quản làm cho lão ta lôi cái di động
ra để điều tra lại tình hình thì mới hay vợ chồng bác Cả Lê không đi được vì bác
gái bị ngộ độc thức ăn phải ở nhà chăm sóc, Xuân Thảo thì máy ò e í e, kể cả máy
của anh chàng Mõ Lợi, làm cho chị Mây tức điên lên đòi cách chức hắn ta cho bỏ
cái thói chảnh chọe, nghe thế lão Lý “ai can zu” ngay và lập tức lên tiếng bao
che cho mõ ta. Đấy bà con thấy có đúng không, cái đám cai làng lý lệ ấy khi mà
bị lên án thì thế nào mà bọn họ không lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho nhau để chèn
ép bà con mình! Chỉ tội cho anh Pie, vì không rành tiếng Việt nên chỉ cười góp
vui khi được bà xã dịch qua Pháp Ngữ mấy đoạn thoại vui làm cho anh cũng phấn
khích không kém. Qua đây mới được biết thêm thông tin là vợ chồng anh Pie sắp đi
Thái Lan để chúc mừng nhà vua mới và Chị Mây cũng sẽ qua Lào để đi buôn
Chum,nghe mà thèm quá bà con wơi .
Bên ngoài trời mỗi lúc mưa càng
to và cái đồng hồ ở quán cũng đã nhích mấy cây kim đến số 10g30 rồi, nhưng gút
lại câu chuyện về chăm sóc cháu vẫn chưa kết thúc và nhà chị ThọPhan hứa là sẽ
mở một cửa hàng trên GiaoMùa cung cấp miễn phí yếm nhựạ (ma-de chính hiệu tại
Châu Âu à nghe) cho trẻ con từ 1-2 tuổi để các bà trong làng ta chăm sóc cháu tốt
hơn. Chắc thông tin nầy sẽ làm cho các ông các bà làng ta vui lắm đây! Họ chia
tay nhau với những lời mời dự đoán ở Quán Nâu mô đó trong một tương lai chưa xác
định được với những lời hứa hẹn nổ đôm đốp như pháo tết. Tui chờ lão Lý đến sốt
cả ruột, rứa mà khi lão bước lên xe còn cười hí hững rót vào tai tui một câu
nghe đầy màu sắc xôi thịt: Lại sắp được một bữa “cờ phờ bồ đề” nữa rồi đó chú
mi wơi!
Dẫu sao cũng xin mẹc-xì chị Mây lắm lắm. Nếu không có nhời mời LÊLA của
chị hôm nay thì làm sao có được cái món “Cờ Phờ” mới toanh vào cái menu của Làng
ta ấy nhẫy. Hì hì hì…..
TÊ KA
Thân phận con người
Thân phận
con người
Có những
cuộc chia ly cứ tưởng là vĩnh viễn, là xong rồi, là mỗi người sẽ đi trên con đường
do số phận định đoạt, là một phần đời đã sang trang…
Nhưng không phaỉ thế. Dấu ấn của sự chia ly cứ tồn tại như vết thương lòng, chẳng những không lành mà còn lớn cùng thời gian, khi dịu êm, khi đau đớn. Một khi đã mang nó vào mình khó mà dứt bỏ.
Ở cái tuổi đã qua nửa dốc bên kia của cuộc đời con người thường hay luận về số phận. Những triết lý về cuộc sống lại được kiểm đi nghiệm lại.
Một đời người dài lắm !
Một đời người ngắn lắm !
Những cái nên và không nên cũng chỉ là … kinh nghiêm. Chẳng ai có thể “tắm hai lần trong cùng một dòng song” (lời của ai đó).
Có thể cũng chính cái bến sông đó nhưng con nước thì khác xưa rồi.
Cuộc đời của Léa thỉ chẳng biết là đang dài ra hay đang ngắn dần lại. Em sống mà chẳng biết mình đang sống ở đâu, người em gọi là bố mẹ thì chẳng phải là bố mẹ, cái phần xác, nơi nuôi giữ cái linh hồn mong manh của em thì cũng không do em làm chủ: khi tỉnh, khi mê, khi sống, khi chết hoàn toàn do con bệnh quyết định.
Léa sinh ra trong một làng nhỏ không có tên trên bản đồ, nhà em bên triền núi, trên ngọn đồi cao nhìn ra cánh đồng lúa mà thỉnh thoảng vẫn hiện về trong ký ức của em.
Đó là điểm xuất phát của cuộc đời em, cái chắc chắn thuộc về em.
Ở nơi đó có thấp thoáng hình ảnh những con người mà em đợi chờ mỗi chiều.
Ngoài ra tất cả đều mù mờ lẫn lộn, cứ như một cõi nào khác.
Bố mẹ em là người Sán Dìu,một dân tộc thiểu số hiện nay định cư tại Cổ Lũng, Thái Nguyên, cách Hà Nội không đầy 100km.
Em là đưa con thứ tư trong một gia đình có 06 anh chị em. Năm lên 3 tuổi, em được một cặp vợ chồng người Pháp nhận làm con nuôi. Bé Vân trở thành bé Léa, cái làng quê bé tí ấy được thay bằng Bordeaux, một thành phố đẹp có hạng của nước Pháp.
Theo lời kể của bố mẹ nuôi em, ngày làm lễ giao nhận con tại Thái Nguyên, mẹ đẻ của em không đến. Có thể do vì không chịu nổi cảnh chia li, hay vì một lí do nào đó mà chỉ có chị và bố của em đưa đến. Lễ nghi xong em theo bố mẹ nuôi về Hà Nội để chuẩn bị các thủ tục khác trước khi lên đường về Pháp.
Như cảm nhận được sự thay đổi bất thường em bắt đầu hoảng sợ. Cả tuần lễ chờ visa em chỉ có khóc hoặc ngồi thu mình im lặng trong góc tối. Bố mẹ nuôi em ban đầu không thể động vào em. Chuyện ăn, chuyên ngủ của em phải nhờ cô chủ khách sạn, người mà em lơ mơ cảm nhận là có thể gần gủi, là biết hát ru em cùng âm điệu mà em đã từng nghe…
Cứ tưởng rồi em sẽ quen như bao đứa trẻ khác cùng số phận nhưng Léa hình như sinh ra với một tâm hồn quá mẫn cảm mà trong đó mọi biến cố được ghi nhận bằng một trái tim mong manh dễ vỡ.
(Với lại em đã 03 tuổi, em đã biết nói, biết quen, lạ. Cái tuổi mà sau nầy khi Cục con nuôi hình thành, người ta rất hạn chế cho đi)
Thời gian đầu ở Pháp, it nói, suy tư hay đắm mình trong im lặng là thái độ thường ngày của em. Rồi có lúc hoảng loạn em khóc ngất, sau đó rơi vào hôn mê .
Bố mẹ nuôi vẫn cho em đến trường. Ông bố nuôi phải nghỉ việc để có thời gian dành cho em, nhất là can thiệp kịp thời những lúc em lên cơn, ngất ngoài đường.
Em đã lớn lên trong nửa tỉnh nửa mê như thế gần 18 năm. Khi tỉnh em như bao đứa trẻ bình thường khác. Em yêu sách và thích viết, thích vẽ . Nơi mà thế giới nội tâm em hé lộ, bố mẹ nuôi em qua đó hiểu được ít nhiều về em.
Ông Nam Cao khi tả Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn đã nhân đạo cho Thị cái tính dở hơi nên mọi bất hạnh trong cuộc đời Thị đều thản nhiên đón nhận, ngay cả chuyện yêu anh Chí. Còn em, bàn tay tạo hóa của em đã vụng về ban cho em một trái tim quá nhạy cảm. Những gì đã thuộc về em là của em, khó mà thản nhiên chấp nhận sự thay đổi.
Theo các bác sĩ tâm lý, cuộc chia ly năm ba tuổi ấy đã hằn một vết nứt trong em. Mà không chỉ có các bác sĩ tâm lý, qua các trang viết của em hình ảnh cái ngọn đồi tuổi thơ, cánh đông lúa hay những con người gầy gầy đang lam lũ mưu sinh luôn phảng phất … Đọc em, ta thấy ngay cái làng quê Việt. Lý giải sao đây khi em ra đi mới chỉ ba tuổi ?
Lúc em lên cơn, rồi mê mẩn em là một thế giới khác. Em không nhớ gì hết. dòng ký ức trong em như chia làm hai, phần đầu dừng lại ở Việt Nam. Phần tiếp theo như… trong mơ.
Dù bố mẹ nuôi em đã làm hết mọi cách, đã đưa em đi từ bệnh viện nầy sang bệnh viện khác nhưng rồi y học bó tay. Họ phán ngắn gọn là có thể do di truyền, có thể là những căn bệnh chỉ có ở vùng nhiệt đới.
Tôi biết em ở thời điểm nầy.
Bố mẹ em không buông tay, ý nghĩ đưa em về lại Việt Nam, ý nghĩ nối hai phần đời của em lại bắt đầu gieo hy vọng trong họ.
Mười tám năm sau, với một tờ giấy khai sinh vàng khè, với cái tên xóm tên thôn nghe xa lắc mà tôi nhận được từ một người quen, của một người quen khác của ông anh họ xa xa của Pierre.
Họ nhờ tôi tìm dùm bố mẹ em.
Bên cạnh những giấy tờ cùng tấm hình của em (18 tuổi) và tấm hình của bố và chị em lúc trao con ỏ Thái Nguyên còn có bức thư em viết cho tôi, nhờ tôi giúp em tìm lại bố mẹ đẻ của mình.
Đọc thư em, bao ngần ngừ trong tôi tiêu tan. Một cái gì đó rất tha thiết từ em, một quyết tâm mang lại cho em một cuộc đời bình thường từ bố mẹ nuôi em đã thôi thúc tôi lên đường.
Rồi tôi cũng đến được Cổ Lũng, cũng tìm ra gia đình em sau năm lần bảy lượt Ủy Ban Nhân Dân xã khẳng định qua điện thoại là ông Lê văn Lục, tên bố em trên khai sinh đã mất
Rồi tôi cũng đưa được em về với bố mẹ ruột của em, họ vẫn còn sống và không quên đứa con gái đã cho đi.
Trong chuyến về nguồn ấy có cả bố mẹ nuôi của em.
Tất cả đều tròn trịa như dự định. Em hân hoan nên quên cả mệt mỏi sau chuyến bay dài. Bordeau/Paris/Hanoi/Thái Nguyên/Cổ Lũng gần 24 tiếng.
Em khóc ngất trong vòng tay bố mẹ đẻ và hạnh phúc như chia hề có cuộc chia li. Em nói với tôi :
- Cháu có thể khoe với bạn bè là cháu cũng có một gia đình, có anh, có chị đầy đủ như mọi người
Hoăc :
Cô xem cháu tóc giống chị Thu (chị kế em) chưa nè.
Và bao nhiêu thứ khác nữa mà em đang ngụp lặng trong những ngày đầu đoàn tụ với cái gia đình tuổi thơ của em
Một ngày rồi hai ngày rồi ba ngày của hội ngộ. Bà con, hàng xóm ra vào tấp nập, có người đến để thăm có người đến vì tò mò, rồi ăn uống cả đại gia đình, lúc nào nhà cũng đầy ắp người
Khi niềm vui tạm lắng xuống thì cái rào cản ngôn ngữ như một bức tường đá lồ lộ lại nổi lên cản đường
Nhất là khi chỉ còn em trong cái gia đình của mình. Bố mẹ, anh chị em nhìn nhau, ôm nhau một lúc rồi cũng phải buông ra, làm gì nữa đây khi mỗi câu nói đều phải qua phiên dịch.
Rồi đến lúc bố mẹ nuôi em cũng phải về lại Pháp. Theo nguyện vọng của em, họ để em ở lại với gia đình thêm một thời gian .
Họ muốn tôi ở lại thêm với em một hai hôm trước khi rời Cổ Lũng.
Nhưng không phaỉ thế. Dấu ấn của sự chia ly cứ tồn tại như vết thương lòng, chẳng những không lành mà còn lớn cùng thời gian, khi dịu êm, khi đau đớn. Một khi đã mang nó vào mình khó mà dứt bỏ.
Ở cái tuổi đã qua nửa dốc bên kia của cuộc đời con người thường hay luận về số phận. Những triết lý về cuộc sống lại được kiểm đi nghiệm lại.
Một đời người dài lắm !
Một đời người ngắn lắm !
Những cái nên và không nên cũng chỉ là … kinh nghiêm. Chẳng ai có thể “tắm hai lần trong cùng một dòng song” (lời của ai đó).
Có thể cũng chính cái bến sông đó nhưng con nước thì khác xưa rồi.
Cuộc đời của Léa thỉ chẳng biết là đang dài ra hay đang ngắn dần lại. Em sống mà chẳng biết mình đang sống ở đâu, người em gọi là bố mẹ thì chẳng phải là bố mẹ, cái phần xác, nơi nuôi giữ cái linh hồn mong manh của em thì cũng không do em làm chủ: khi tỉnh, khi mê, khi sống, khi chết hoàn toàn do con bệnh quyết định.
Léa sinh ra trong một làng nhỏ không có tên trên bản đồ, nhà em bên triền núi, trên ngọn đồi cao nhìn ra cánh đồng lúa mà thỉnh thoảng vẫn hiện về trong ký ức của em.
Đó là điểm xuất phát của cuộc đời em, cái chắc chắn thuộc về em.
Ở nơi đó có thấp thoáng hình ảnh những con người mà em đợi chờ mỗi chiều.
Ngoài ra tất cả đều mù mờ lẫn lộn, cứ như một cõi nào khác.
Bố mẹ em là người Sán Dìu,một dân tộc thiểu số hiện nay định cư tại Cổ Lũng, Thái Nguyên, cách Hà Nội không đầy 100km.
Em là đưa con thứ tư trong một gia đình có 06 anh chị em. Năm lên 3 tuổi, em được một cặp vợ chồng người Pháp nhận làm con nuôi. Bé Vân trở thành bé Léa, cái làng quê bé tí ấy được thay bằng Bordeaux, một thành phố đẹp có hạng của nước Pháp.
Theo lời kể của bố mẹ nuôi em, ngày làm lễ giao nhận con tại Thái Nguyên, mẹ đẻ của em không đến. Có thể do vì không chịu nổi cảnh chia li, hay vì một lí do nào đó mà chỉ có chị và bố của em đưa đến. Lễ nghi xong em theo bố mẹ nuôi về Hà Nội để chuẩn bị các thủ tục khác trước khi lên đường về Pháp.
Như cảm nhận được sự thay đổi bất thường em bắt đầu hoảng sợ. Cả tuần lễ chờ visa em chỉ có khóc hoặc ngồi thu mình im lặng trong góc tối. Bố mẹ nuôi em ban đầu không thể động vào em. Chuyện ăn, chuyên ngủ của em phải nhờ cô chủ khách sạn, người mà em lơ mơ cảm nhận là có thể gần gủi, là biết hát ru em cùng âm điệu mà em đã từng nghe…
Cứ tưởng rồi em sẽ quen như bao đứa trẻ khác cùng số phận nhưng Léa hình như sinh ra với một tâm hồn quá mẫn cảm mà trong đó mọi biến cố được ghi nhận bằng một trái tim mong manh dễ vỡ.
(Với lại em đã 03 tuổi, em đã biết nói, biết quen, lạ. Cái tuổi mà sau nầy khi Cục con nuôi hình thành, người ta rất hạn chế cho đi)
Thời gian đầu ở Pháp, it nói, suy tư hay đắm mình trong im lặng là thái độ thường ngày của em. Rồi có lúc hoảng loạn em khóc ngất, sau đó rơi vào hôn mê .
Bố mẹ nuôi vẫn cho em đến trường. Ông bố nuôi phải nghỉ việc để có thời gian dành cho em, nhất là can thiệp kịp thời những lúc em lên cơn, ngất ngoài đường.
Em đã lớn lên trong nửa tỉnh nửa mê như thế gần 18 năm. Khi tỉnh em như bao đứa trẻ bình thường khác. Em yêu sách và thích viết, thích vẽ . Nơi mà thế giới nội tâm em hé lộ, bố mẹ nuôi em qua đó hiểu được ít nhiều về em.
Ông Nam Cao khi tả Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn đã nhân đạo cho Thị cái tính dở hơi nên mọi bất hạnh trong cuộc đời Thị đều thản nhiên đón nhận, ngay cả chuyện yêu anh Chí. Còn em, bàn tay tạo hóa của em đã vụng về ban cho em một trái tim quá nhạy cảm. Những gì đã thuộc về em là của em, khó mà thản nhiên chấp nhận sự thay đổi.
Theo các bác sĩ tâm lý, cuộc chia ly năm ba tuổi ấy đã hằn một vết nứt trong em. Mà không chỉ có các bác sĩ tâm lý, qua các trang viết của em hình ảnh cái ngọn đồi tuổi thơ, cánh đông lúa hay những con người gầy gầy đang lam lũ mưu sinh luôn phảng phất … Đọc em, ta thấy ngay cái làng quê Việt. Lý giải sao đây khi em ra đi mới chỉ ba tuổi ?
Lúc em lên cơn, rồi mê mẩn em là một thế giới khác. Em không nhớ gì hết. dòng ký ức trong em như chia làm hai, phần đầu dừng lại ở Việt Nam. Phần tiếp theo như… trong mơ.
Dù bố mẹ nuôi em đã làm hết mọi cách, đã đưa em đi từ bệnh viện nầy sang bệnh viện khác nhưng rồi y học bó tay. Họ phán ngắn gọn là có thể do di truyền, có thể là những căn bệnh chỉ có ở vùng nhiệt đới.
Tôi biết em ở thời điểm nầy.
Bố mẹ em không buông tay, ý nghĩ đưa em về lại Việt Nam, ý nghĩ nối hai phần đời của em lại bắt đầu gieo hy vọng trong họ.
Mười tám năm sau, với một tờ giấy khai sinh vàng khè, với cái tên xóm tên thôn nghe xa lắc mà tôi nhận được từ một người quen, của một người quen khác của ông anh họ xa xa của Pierre.
Họ nhờ tôi tìm dùm bố mẹ em.
Bên cạnh những giấy tờ cùng tấm hình của em (18 tuổi) và tấm hình của bố và chị em lúc trao con ỏ Thái Nguyên còn có bức thư em viết cho tôi, nhờ tôi giúp em tìm lại bố mẹ đẻ của mình.
Đọc thư em, bao ngần ngừ trong tôi tiêu tan. Một cái gì đó rất tha thiết từ em, một quyết tâm mang lại cho em một cuộc đời bình thường từ bố mẹ nuôi em đã thôi thúc tôi lên đường.
Rồi tôi cũng đến được Cổ Lũng, cũng tìm ra gia đình em sau năm lần bảy lượt Ủy Ban Nhân Dân xã khẳng định qua điện thoại là ông Lê văn Lục, tên bố em trên khai sinh đã mất
Rồi tôi cũng đưa được em về với bố mẹ ruột của em, họ vẫn còn sống và không quên đứa con gái đã cho đi.
Trong chuyến về nguồn ấy có cả bố mẹ nuôi của em.
Tất cả đều tròn trịa như dự định. Em hân hoan nên quên cả mệt mỏi sau chuyến bay dài. Bordeau/Paris/Hanoi/Thái Nguyên/Cổ Lũng gần 24 tiếng.
Em khóc ngất trong vòng tay bố mẹ đẻ và hạnh phúc như chia hề có cuộc chia li. Em nói với tôi :
- Cháu có thể khoe với bạn bè là cháu cũng có một gia đình, có anh, có chị đầy đủ như mọi người
Hoăc :
Cô xem cháu tóc giống chị Thu (chị kế em) chưa nè.
Và bao nhiêu thứ khác nữa mà em đang ngụp lặng trong những ngày đầu đoàn tụ với cái gia đình tuổi thơ của em
Một ngày rồi hai ngày rồi ba ngày của hội ngộ. Bà con, hàng xóm ra vào tấp nập, có người đến để thăm có người đến vì tò mò, rồi ăn uống cả đại gia đình, lúc nào nhà cũng đầy ắp người
Khi niềm vui tạm lắng xuống thì cái rào cản ngôn ngữ như một bức tường đá lồ lộ lại nổi lên cản đường
Nhất là khi chỉ còn em trong cái gia đình của mình. Bố mẹ, anh chị em nhìn nhau, ôm nhau một lúc rồi cũng phải buông ra, làm gì nữa đây khi mỗi câu nói đều phải qua phiên dịch.
Rồi đến lúc bố mẹ nuôi em cũng phải về lại Pháp. Theo nguyện vọng của em, họ để em ở lại với gia đình thêm một thời gian .
Họ muốn tôi ở lại thêm với em một hai hôm trước khi rời Cổ Lũng.
Thế là từ
khách sạn em dọn về nhà bố mẹ đẻ. Em ngủ chung với hai chị trên một cái giường,
khi tắm thì dùng cái ca nhựa múc nước nóng từ trong xô mà mẹ em vừa nấu, rồi
cái toilet ngoài trời, cái bếp lúc nào cũng có gà vịt quanh quẩn…
Nói chung là em phải tập thích nghi.
Biết tôi cũng sắp về lại Đà Nẵng, em còn lại một mình với cái gia đình mới, em đâm hoảng sợ. Em thú thật :
Je veux rentrer chez moi, je veux voir mes parents
Con muốn về nhà mình, con muốn về với bố mẹ con (bố mẹ nuôi).
Và em khóc! Những giọt nước mắt của thất vọng bởi thế giới của em sẽ không bao giờ tròn trịa , và em “chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”
Em trở về Pháp, tình trạng tâm lý của em không khá hơn. Em càng im lặng hơn cả trước khi đi Việt Nam.
Tin gần đây nhất em đã trở lại bệnh viện, những cơn động kinh và hôn mê vẫn tái diễn. Nhưng em đã quyết định, chọn cho mình một “chốn quê nhà”. Em sẽ nội trú tại bệnh viện, làm việc miễn phí những lúc tỉnh (vẽ tranh, viết, kể chuyện cho những người tâm thần nhẹ) và làm bệnh nhân mỗi khi em mê.
Em thì đã chọn cho mình “một cuộc đời” còn tôi thì vẫn cứ “triết lý” mỗi khi nhận tin em và nghĩ về số phận của những con người bị bứt ra khỏi quê hương trong điều kiện như em.
Cái mặt trái của con nuôi mà ít ai nói đến. May mà không phổ biến bởi có biết bao người đứa trẻ khác đã thành công xứ người.
Lỗi của Léa là đã sinh ra với một tâm hồn nhạy cảm !
Nói chung là em phải tập thích nghi.
Biết tôi cũng sắp về lại Đà Nẵng, em còn lại một mình với cái gia đình mới, em đâm hoảng sợ. Em thú thật :
Je veux rentrer chez moi, je veux voir mes parents
Con muốn về nhà mình, con muốn về với bố mẹ con (bố mẹ nuôi).
Và em khóc! Những giọt nước mắt của thất vọng bởi thế giới của em sẽ không bao giờ tròn trịa , và em “chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”
Em trở về Pháp, tình trạng tâm lý của em không khá hơn. Em càng im lặng hơn cả trước khi đi Việt Nam.
Tin gần đây nhất em đã trở lại bệnh viện, những cơn động kinh và hôn mê vẫn tái diễn. Nhưng em đã quyết định, chọn cho mình một “chốn quê nhà”. Em sẽ nội trú tại bệnh viện, làm việc miễn phí những lúc tỉnh (vẽ tranh, viết, kể chuyện cho những người tâm thần nhẹ) và làm bệnh nhân mỗi khi em mê.
Em thì đã chọn cho mình “một cuộc đời” còn tôi thì vẫn cứ “triết lý” mỗi khi nhận tin em và nghĩ về số phận của những con người bị bứt ra khỏi quê hương trong điều kiện như em.
Cái mặt trái của con nuôi mà ít ai nói đến. May mà không phổ biến bởi có biết bao người đứa trẻ khác đã thành công xứ người.
Lỗi của Léa là đã sinh ra với một tâm hồn nhạy cảm !
Thọ Phan
Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016
Thần tửu
Thần tửu
“Còn trời còn nước
còn non”
Còn sản xuất rượu là
còn say sưa
Rượu vào cứ tưởng
như chưa
Nói cười khệnh khạng
lại vừa hát ca.
Rượu bia từ gạo mà
ra
Không ăn thì uống hỏi
hà cớ chi
Nhiều người lại nổi
sân si
Bảo rằng nhậu nhẹt
li bì đâm hư.
Nhậu mà nhà, đất, tiền
dư
Nhậu mà lên chức ứ ừ
mới hay
Lưu Linh thần tửu
còn say
Hậu sinh mà nhậu cả
ngày chưa phê.
Có ai dám trách dám
chê
Nể phục sát đất còn
thuê nhậu dùm
Anh hùng bia vại rượu
chum
Vào bệnh viện mới biết
oai hùm mấy tay.
Mạc Nhân
Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016
Chúc mừng sinh nhật
Chúc mừng sinh nhật - tháng 12
Dân làng 12A3 chúc mừng sinh nhật các bạn ra đời trong tháng 12:
- Lê Thị Đăng Thanh 10/12/1958
- Nguyễn Hữu Chi 10/12/1958
- Phạm Thị Trang 13/12/1957
- Nguyễn Thị Kim Liên 14/12/1957
- Lê Thị Phượng 18/12/1957
Tin buồn
Tin buồn
Thân mẫu của bạn Lê Công Tâm đã tạ thế tại Sài Gòn. Gia đình tổ chức lễ an táng vào ngày 01/12/2016 (Nhằm ngày mồng 3 tháng 11 năm Bính Thân).
Do nhận được tin trễ nên Tập thể Lớp 12A3 (NK. 1975-1976) Trường
Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng không biết nói gì hơn, xin thành kính chia buồn
với bạn Lê Công Tâm và tang quyến.
Xin cầu nguyện cho linh hồn bác sớm về nơi nước Chúa!
Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016
Di căn
Di căn
Đem treo nỗi nhớ lên
trời
Nỗi buồn giữ lại để
mời cố nhân
Nỗi đau cất kỷ phòng thân
Niềm vui hạnh phúc riêng
phần cho em.
Quạnh hiu úp mặt vào
đêm
Trong mơ vuốt sợi tóc
mềm xuân xưa
Nghìn trùng xa vẫn
như chưa
Mà em vẫn đấy như vừa
hôm nao.
Thôi đành lạc giấc
chiêm bao
Em ơi biết đến khi nào
mới nguôi
Áo cơm tần tảo ngược
xuôi
Tưởng đâu đời đã lấp
vùi ước mơ.
Dệt tình vào những vần
thơ
Nhớ em anh lại ra bờ
Sông Tương
Tình yêu căn bệnh dị
thường
Cho tim rớm lệ sầu vương
một đời.
La Thứ
Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016
Lặn
lặn
Không biết cái lười biếng và nhác nhớm có phải là một căn bệnh hay không
và nó có họ hàng gì với nhau không mà sao nó lại giống nhau đến thế? Nó như anh
em sinh đôi và giống nhau y như hai giọt nước. Chắc mọi người chúng ta còn nhớ
nhà văn Ngô Tất Tố nói về cái tính anh hùng rơm của Chí Phèo sau khi rượu trong
người đã nhạt: “Cái sợ là bản chất cố hữu của con người”. Thì ở đây có người còn
ví von rằng cái lười và nhác: “Đó là bản chất cố hữu của con người,chỉ thích ngồi
chơi mà không thích mần diệc”. Trong trường hợp nầy thì ứng với lão Lý ở làng
12A3 quả chẳng sai tí nào.
Ai đời, lão ta ti toe với làng với nước là sau khi lão chữa được bệnh
cho cái còm-pu-tơ rồi là lão sẽ về với Giao Mùa dài dài. Ấy rứa mà từ lúc cái
tay TêKa toang toác loan tin thì lão ta đeo bình hơi lặn đi đâu mất tăm mất tích.
Đến nỗi Giao Mùa đăng tin chúc mừng kỷ niệm 34 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
thì lão ta cũng không có tiếng bấc tiếng chì nào để gọi là…. Đằng nào lão ta cũng
đã từng “bán cháo phổi” đâu được mấy năm cơ mà! Đúng là tệ quá! Đồ Gàn tui vốn
chắng là chi, chỉ là hạng dân quèn,nhưng về thăm Giao Mùa nghe anh chàng TêKa bán
than giùm cho lão Lý mà tui bắt nổi sảy. Để tìm hiểu thực hư như thế nào (kẻo
oan cho người đáng oan), Gàn tui bèn làm một cuộc “Tám xuyên Việt” dò la tin tức
thì mới hay những chiện về lão Lý là có thật100%, không oan tí nào.
Nghe đâu lão ta chuẩn bị hạ cánh vào cuối năm nay, nhưng trước khi hạ cánh
lão ta phải lo kiểm kê kiểm kiếc để làm thủ tục bàn giao công việc cho người
thay thế. Rồi lão lại vác tù và lo cho Hội Cựu Giáo Chức của địa phương nơi lão
đang cư trú để kỷ niệm ngày 20/11 đến vã mồ hôi đấy chứ! Rồi lão lại đi “lằng
nhằng” với Hội Âm Nhạc Thành phố dẫn tới hệ quả là phải lo đầu tư chất xám “chữa
đẻ” để giao “con” cho họ chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày chia tách tỉnh và thành
phố trực thuộc Trung ương vào tháng 1 năm 2017. Chưa hết đâu, lão ta còn bày đặt
cưa sừng làm nghé khi tí ta tí tởn với các nhí ở Cung Văn Hóa Thiếu Nhi Thành
Phố, cố tranh mua cho bằng được tấm vé tàu để làm cuộc hành trình về lại tuổi
thơ mới gớm chớ! Rồi lão lại lo vác tù và cho đồng đội của lão để tổ chức kỷ niệm
40 năm ngày các lão vào bộ độị (27/11/1976-27/11/2016). Rồi nghe đâu sắp tới đây
lão ta lại chuẩn bị họp lớp thời đệ thất ở trường Phan Châu Trinh để kỷ niệm 48
năm ngày các lão ra trường. Rồi…. rồi…. rồi…. Không biết rồi lão còn bao nhiêu
cái rồi nữa đây? Lão hứa giăng hứa cuội với bà con mình, nào là xin Ban Chỉ Đại
của Làng 12A3 và Ban Quản Trị Giao Mùa mở
nông trường, nông trại để kinh doanh kinh diếc gì đó mà nào có thấy chi mô? Lão
ta chỉ lo tư lợi cho cá nhân và chỉ giỏi “việc nhà thì nhác việc cô bác thì siêng”
thôi à! Đâu như cái nhà Chị ThọPhan và cô nàng Tóc Nguyệt, họ ở tận bên kia bán
cầu mà còn thỉnh thoảng về thăm bà con làng mình chứ không thôi Giao Mùa đến là
hoang vắng!
Và cũng nhờ qua mấy gánh dưa lê mà Gàn tui còn biết thêm nhiều thông tin
về dân làng mình như: cô nàng Chiêu Anh không ra Huế giúp con gái bán buôn mà về
lại Đà Thành để nghỉ ngơi thư giản lại tranh thủ coi giúp con gái xây nhà. Nhà
chị Bán Xôi thì sau khi về hiu rồi không còn ở lại dạy hợp đồng theo đề nghị của
nhà trường mà chỉ dạy kèm ở nhà theo yêu cầu của học sinh và phụ huynh mà thôi.
Anh chàng Mõ thì vẫn làm dân biểu dài dài kèm thêm việc trông nom cháu ngoại đích
tôn với sự trợ giúp của hàng xóm. Vợ chồng bác Cả Lê thì vũ như cẩn, nghĩa là
giữ cháu ngoại trực tuyến và thường xuyên Online trên từng cây số. Lão quản gia
tuy bận rộn công việc cuối năm ở cơ quan mà vẫn nhớ chăm sóc ngôi nhà chung để
bà con dân làng lâu lâu ghé về thăm. Còn anh chàng Huỳnh Moang nghe đâu đã rời
KỳTam City, đoàn tụ gia đình ở Sài Ghềnh và trở thành một đạo sĩ ẩn dật nơi đất
Phương Nam. Riêng Lý Phó nhà ta nghe đâu cũng đang theo Hoàng Quý Phước tập huấn
bơi lặn để tham dự Olimpic Giao Mùa tổ chức vào năm tới. Nhà Nhị Lang bên tê Sông
Hàn vẫn bình yên với gạo gas tành tành như bổn tính. Còn lại đại đa số bà con làng
mình thì vẫn như ngày nào, không nghe ai than phiền hay trách móc chi!
Năm 2016 đang chạy đến những bước cuối cùng để về đích, không biết cái
Ban Chỉ Đại của Làng 12A3 có gì mới không? Dù sao Gàn tui cũng luôn mong cho
Giao Mùa ngày càng được đông vui và ngọn lửa tình bạn vẫn mãi luôn ấm nồng như
những ngày xưa thân ái!
Đồ Gàn
Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016
CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
KÍNH CHÚC CÁC THẦY CÔ LUÔN MẠNH KHỎE, AN LÀNH
CHÚC CÁC BẠN LÀM NGHỀ GIÁO CÓ NHIỀU NIỀM VUI
VỚI HỌC TRÒ
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016
Ma ám
Ma ám
Nói ra xin các bạn đừng cười,khi
tui kể lại chuyện nầy thì cái “Còm…” của nhà lão lý hình như đã “chạy” được hơn mươi giờ khá an toàn sau hơn mấy
tháng “ngủ đông” vì lâm bệnh nặng. Cũng may nhờ có mấy ngày nghỉ bù để chuẩn bị
cho cuộc “hạ cánh” vào cuối năm nay nên lão ta đã mang cái “Còm” đi đến các
trung tâm máy tính lớn ở Đà Thành để chữa trị. Đến đâu,sau khi kiểm tra và nội
soi cẩn thận “các bác sĩ Còm” đều khẳng định:
-
Máy của chú/bác có hư hỏng chi mô mà chữa?
Lão ta hí hững ôm cái “Còm” về
nhà tra dây nhợ cẩn thận rồi bật lên thì màn hình chỉ hiện lên vỏn vẹn mấy từ
tiếng Anh lạnh ngét “No Singal”. Lão lại hì hục tháo dây nhợ ra rồi lại ôm bệnh
nhân đi viện tiếp, không biết lão ta đi lại bao nhiêu lần mà đến nỗi cô nhân viên
tiếp nhận cấp cứu thấy lão đến thì chau mày ngạc nhiên và không thèm ghi giấy hẹn
về tình trạng sức khỏe của máy như mọi lần trước và chỉ với một câu hỏi duy nhất
“Lại hư nữa hả bác/chú?”.
Khi ngồi vào hàng ghế dành cho
khách hàng chờ đợi để nghe các bác sĩ tin học trả lời về tình trạng sức khỏe của
cái “Còm” của lão thì họ vẫn bảo:
-
Bác vào đây mà xem nè, máy có hư hỏng chi mô,vẫn chạy
tốt mà?
Lão Lý nở một nụ cười méo xẹo và
xuống giọng rề bán than:
-
Núa thiệt với mấy cô mấy chú, không hiểu reng mà lạ rứa!
Ở đây thì nó chạy ngon lành mà khi về nhà thì nó túi thui! Làm như bị ma ám không
bằng?
Sau khi được các bác sĩ dặn dò
cẩn thận, lão ôm máy về nhà làm theo sự hướng dẫn của giới chiên môn, cuối cùng
kết quả vẫn không có gì sáng sủa,nó chạy được chưa quá năm phút lại cắt. Quá thất
vọng lại thêm mụ Lý và mấy đứa con của lão thấy lão ngồi thừ ra trước cái “Desktop”
túi thui như cái tiền đồ nhà Chị Dậu với mấy lời góp ý chân tình:
-Dời máy đi
chỗ khác đi, chỗ nớ có “Vấn đề” rồi đó!
Thói thường,trong những lúc bối
rối và thất vọng, con người ta hay tin vào những điều không thể tin được để trấn
an tinh thần và lúc nầy lão Lý cũng đang trong tình trạng chập chờn ấy. Rồi vào
một buổi tối sau khi cơm nước xong lão ngồi thừ ra trước hiên nhà thì anh con rễ
nhà lão BaGa (trước học khoa Công Nghệ Thông Tin ở trường ĐH Duy Tân) góp ý:
-
Có thể bộ nguồn của máy có vấn đề và cũng có thể điện
nhà bác ở khu vực máy tính bị quá tải nên máy bị ngắt dòng liên tục, hay bác đổi
máy đi chỗ khác xem sao?
Nghe theo sự góp ý ấy, lão bèn
chuyển máy xuống nhà bếp, sau khi anh con rễ của lão BaGa lắp đặt xong và bật máy
khởi động thì máy chạy ngon lành. Lão Lý khấp khởi mừng thầm và lên gác lôi xuống
một đùm lòng thòng những dây điện và ổ cắm, lão quyết tâm làm lại hệ thống dẫn điện
mới tuy tạm thời để đưa máy về chỗ cũ chứ vô lẽ để máy ở dưới bếp? Hơn nữa để
xem máy bị quá tải về điện có đúng không? Sau khi máy hoạt động hơn nửa giờ an
toàn, lão Lý đưa máy về vị trí cũ và khốn nạn thay, khi bật lên thì nó vẫn túi
thùi thui, nó như thách đố và khiêu khích cái niềm hy vọng cùng tính kiên nhẫn
của lão! Thế là cái tiên đoán tâm linh mà vợ con lão nói về “Cái chỗ nớ có vấn
đề” cứ lờn vờn mãi trong tâm trí của lão và hình như lão thấy bị lung lay!
Nhưng may sao câu hát “Đừng
tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng…” của NS Trịnh Công Sơn đã giúp lão thêm vững
tin và thế là ngày hôm sau lão lại vác cái Còm đến trung tâm sửa chữa và giới
chiên môn công nghệ thấy lão quá nhiệt tình lui tới nên test lại máy, lấy cho lão
một sợi cáp nguồn mới và ân cần:
-Níu lần ni mà
không được nữa thì trung tâm sẽ cử nhân viên kỹ thuật đến nhà giúp bác/chú và
phương án cuối cùng mà vũ như cẩn thì bác/chú nên thay cái Còm mới cho rồi!
Và như các bạn thấy đó, lần nầy
cái Còm của lão chạy an toàn để tui kể lại câu chiện buồn cười đến ngớ ngẫn của
lão Lý với trình độ i tờ về vi tính đã làm đau dầu các nhà công nghệ thông tin ở
các trung tâm máy tình của Đà Thành.
Lâu nay lão Lý bặt tăm trên
chốn giang hồ (Í lộn! Trên chốn Giao Mùa chớ?) không biết có phải nguyên nhân vì
cái “Còm” nầy chăng? Trước đây lão đã từng tâm sự với tui rằng lão sẽ xin ban
quản trị GiaoMùa mở một trang trại nuôi hiu và đưa một số hàng hóa thuộc lĩnh vực
PDF để làm phong phú thêm cho GiaoMùa, nhưng nghe đâu lão Quản gia và Ban Chỉ Đại
của Làng chưa cấp phép. Mong rằng qua sự cố “Ma ám” nầy, lão ta sẽ thường xuyên
về mà lo việc làng việc lớp và cũng để cho Giao Mùa của làng ta bớt vắng vẻ hơn.
31/10/2016
TÊ KA
Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016
sinh nhật tháng 11
Sinh nhật tháng 11
Trong tháng 11, cả lớp chúc mừng sinh nhật của bạn
Nguyễn Ngọc Tuyết: 05-11-1958
Giao mùa chúc bạn cùng gia đình luôn vui tươi, bình an.
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016
CAMILLE CLAUDEL & RODIN- MỘT CHUYỆN TÌNH.
CAMILLE
CLAUDEL & RODIN- MỘT CHUYỆN TÌNH.
Người ta đã khai tử bà năm 50 tuổi, nhưng trên
bia mộ ghi bà mất ở tuổi 80.
Hình như Camille Claudel sinh ra với đôi bàn
tay của một nghệ nhân . Mới bốn tuổi, bàn tay bé nhỏ ấy
đã biết nhào nặn, biết biến những cục đất vô
tri thành những nhân vật cổ tích mình yêu thích .
Sớm nhận ra tài năng của Camille, bố bà quyết định tìm
thầy cho con tầm đạo. Bà mẹ thì kịch liệt phản đối. Nghệ vởi chả thuât, con gái
gì mà lúc nào tóc tai mặt mũi cũng lấm lem, đó là chưa kể khoản chi
phí phải cắt ra cho cái việc theo bà là vô bổ và không phù hợp với con gái.
Nhưng bố Camille đã
quyết là làm.
Năm bà 18 tuổi, ông đã đưa bà cùng em trai là Paul
Claudel (người nầy sau nầy vừa là nhà văn nổi tiếng, vừa là đại sứ Pháp của
nhiều nước trên thế giới) lên Paris học tập. Bà mẹ như thế cũng phải
theo con dù trong lòng chẳng muốn tí nào.
Vào thời ấy, trường Mỹ thuật vẫn chưa nhận phụ nữ vào học.
Nhưng Paris mênh mông, Paris là kinh đô của ánh sáng ,của nghệ
thuật.. . Không vào được trường
Mỹ thuật thì vào các xưởng điêu khắc tư nhân.
Và rồi định mệnh như có những con đường bí ẩn,
chỉ những kẻ có cơ duyên mới được hạnh ngộ. Con đường cơ duyên đã
đưa bà đến với Rodin, người đàn ông hơn bà 26 tuổi và là một điêu khắc gia có
tài thời ấy.
Như cá gặp nước, bà đã vẫy vùng trong thế giới của mình,
được thể hiện tài năng và nhất là có người biết cảm nhận tài năng ấy. Còn
Rodin thì nhận ra ngay bàn tay vàng của
cô bé 18 tuổi học trò nầy, họ đã nhanh chóng xoá bỏ ranh giới
thầy trò để trở thành cộng sự. Một số tác phẩm của Rodin ra đời
trong thời kỳ nầy có bàn tay của bà .
Còn bà dù bận rộn với hàng tá đơn đặt hàng của Rodin , bà
vẫn không ngừng sáng tác cho riêng mình.
Nhưng oái ăm thay, người ta chỉ thấy Rodin mà không thấy
bà đâu Cái bóng của ông quá lớn đã che mất bà cùng tài
năng hay những tác phẩm của bà cũng ngang tầm như ông?
Cái thế giới nghệ thuật ấy không chịu nhìn xa hơn để thấy
rằng trước khi gặp Rodin, chưa biết mặt mũi ông là ai , bức tượng bán thân “ la
vielle Helene’’ trong lần triễn lảm đầu tiên tại Paris của bà cũng đã bị cho là
ảnh hưởng Rodin.
Từ học trò, bà trở thành cộng sự, rồi người mẫu và
cuối cùng là người yêu của ông.
Cũng như bao nhiêu người đàn ông tài hoa nỗi tiếng khác,
Rodin cũng có không ít người mẫu, người yêu. Nhưng mối tình
với Camille có lẽ ông đã xếp riêng một góc. Vẽ đẹp trẻ
trung, nhất là cặp mắt rực sáng của Camille trong tình yêu cũng như trước mỗi
tác phẩm nghệ thuật đã làm lay động đến tận cùng trái
tim ông. Còn Camille thì tìm thấy ở ông hình ảnh người
đàn ông của mình: vừa là thầy, vừa là người đồng cảm trong nghệ
thuật, vừa là bình ảnh của Paul Claudel, của bố, hai người đàn ông
mà bà hết mực yêu thương trước khi gặp Rodin .
Cô bé 18 tuổi ấy đã yêu bằng tất cả
trái tim trong sáng của mình .
Họ đã có một thời gian
gần 13 năm yêu nhau. Mười ba năm làm người tình , 13 năm sáng tạo nghệ thuật,
mười ba năm hạnh phúc và 13 năm với biết bao tác phẩm để
đời để rồi bây giờ mỗi lần đến thăm Bảo tàng Điêu khắc của Rodin ta như
thấy hình bóng bà lởn vởn đâu đây, để rồi ngậm ngùi cho sự xoay
vần của con tạo.
Mười ba năm làm người yêu với một người phụ nử như thế
là đủ lâu. Bà muốn cùng ông tiến xa hơn nữa.
Nhưng Rodin thì nhập nhằng. Trước bà, ông đã có một người
phụ nữ khác, Rose Beuvet, người đàn
bà nầy là mẹ của con trai ông. Dù không cưới xin nhưng ông vẫn ở với bà.
Mười ba năm yêu Camille ông vẫn đi về giữa hai địa chỉ.
Một nơi gọi là nhà, nơi ông có người đàn bà chỉ biết có ông và hết lòng vì ông, có đưa con trai để yêu thương, một nơi bình
yên, không có công việc và đố kỵ của cuộc sống .
Bên kia là Camille
Claudel , là tình yêu ,là nghệ thuật, là sự chia sẽ ,là nơi của
những thăng hoa và cảm nhận, là nơi thoát tục, phiêu hồn theo
cảm xúc...
Nhưng Camille thì dứt khoát. Rodin phải chọn hoặc bà,
hoặc Rose Beuvet, không thể cả hai. Mười ba năm không phải là một sớm một chiều
để khó đi đến một quyết định, nhất là khi hai trái tim đập cùng một nhịp.
Nhưng Rodin không quyết định nên Camille
Claudel phải quyết định thay ông. Họ chia tay nhau.
Năm ấy bà 33 tuổi.
Bà mở xưởng riêng , bà lao vào công việc vừa để quên
Rodin , vừa để độc lập trong sáng tạo.
Nhưng trong tình yêu hể càng cố quên thì càng
nhớ. Một số tác phẩm của bà ra đời ở Quai de Bourbon trong giai đoạn
nầy đã nói lên sự bất lực của mình. “L’age mur“ là một
bằng chứng (Bức tranh điêu khắc gồm ba người,
Rodin bị kéo phía trước bởi một người đàn bà có khuôn mặt nhăn
nhúm mà không cần suy diễn ta cũng biết đó là Rose Beuvet. Rodin
chính giữa. Camille quì gối , lao về phía Rodin, cố níu ông nhưng cuối cùng đã phải
buông tay)
Buông tay vì lực kéo
phía trước quá mạnh.
Buông tay vì Rodin đã
đi về phía thói quen.
Sáng tác và rượu là cứu cánh của bà ở giai
đoạn nầy.
Rồi những tác phẩm làm ra thì chưa bán được mà
tiền thuê nhà, tiền mua vật liệu,
tiền thuê nhân công vẫn phải trả.
Tình yêu không, tiền
cũng không . Cuộc sống càng lúc
càng tồi tệ.
Lòng tự trọng các lúc
càng bị tổn thương.
Khi trái tim con người đã trèo lên đỉnh cao của lòng yêu
thương thường ít khi chịu dừng lại khi lao xuống dốc thẳng của lòng thù ghét
Từ yêu bà chuyển sang hận Rodin, bà cho ông là
tác giả của mọi nổi bất hạnh đời mình.
Và khi lòng thù hận đã lên đến cao trào, và có thể cũng
để đoạn tuyệt với mối tình không có kết thúc,bà đóng cửa không cho
ông vào nhà, không nhận thư ông, từ chối ngay cả bạn bè ông. Bà gọi họ một
cách miệt thị “ la bande de Rodin”. Bà cắt đứt quan hệ với họ.
Một mình, bà miệt mài
sáng tác.
Căn nhà ở Quai de Bourbon luôn luôn đóng cửa. Người ta
chỉ nghe tiếng vọng của những âm thanh lào xào chứng tỏ có sự sống bên trong
ngoài ra các cửa sổ ,cửa chính đều im ỉm.
Từ một Camille đẹp mê hồn bà biến thành một người đàn
bà nhăn nhúm nhếch nhác, đánh mất mình trong thất vọng và thất tình.
Một sai lầm mà phụ nử hay mắc phải khi cho là mất người mình yêu là
mất tất cả !
Nhưng may mắn thay, bà không hề
nhếch nhác trong công việc .
Trong thời gian nầy Rodin cũng đã tìm cách liên lạc với
bà bằng cách giả danh ai đó. Ông giới thiêu khách mua tượng của bà
hay chuyển nhượng cho bà những hợp đồng mà ông đã nhận để bà có thêm thu nhập.
Bởi nếu là ông, bà sẽ từ chối.
Tinh thần ngày càng tồi tệ. Có lúc chán hay trong cơn say
bà đập hết những sáng tác của mình (đáng tiếc). Người ta cho là bà điên.
Bố bà, người đã đi theo đam mê của con gái từ lúc còn bé
đến bây giờ vẫn không bỏ cuộc. Ông vẫn tiếp tục giúp bà tồn tại và
kịch liệt phản đối chuyện gởi bà vào bệnh viện tâm thần.
Ông mất năm
1913
Vài ngày sau , khi chôn cất ông xong, không còn ai cản
đường, mẹ bà quyết định theo ý mình, một xe cứu thương và hai
người đàn ông bất ngờ đến nhà Camille cưởng chế bà lên xe
đưa vào bệnh viện tâm thần.
Bà ra đi trong vội vàng , không kịp
chuẩn bị ngay cả một lời chia tay căn nhà hay những
tác phẩm của mình.
Và tồi tệ hơn bà không biết rằng lần ra đi nầy là vĩnh
viễn. Cuộc đời biệt giam 30 năm của bà bắt đầu từ đây.
Ban đầu bà còn gởi thư được ra ngoài. Bà kêu cứu. Bà muốn
được thoát khỏi cái nơi điên loạn nầy. Bà hy vọng.
Bà khẳng định mình
không điên.
Giá như mẹ bà đã không quá nhẫn tâm tuyệt tình với con gái, giá
như Paul Claudel quên đi bớt những chuyến đi, và Rodin đừng yêu kiểu Kim Trọng
yêu Thuý Kiều, mọi người dành cho bà chút hơi ấm của yêu thương, kéo bà ra khỏi
những đêm dài cô đơn nơi chốn lưu đày nầy thì có lẽ nhân
loai đã không phải đợi đến hàng 100 năm sau mới được biết đến CAMILLE
CLAUDEl.
Và bà đã không phaỉ
sống ba mươi năm cô độc, không một người thân, không một lá thư thăm
hỏi (sau khi bà mất , người ta phát hiện một số thư của bà đã bị lưu
giữ tại nhà thương. Họ đã nghe theo lệnh mẹ bà, không cho bà trao đổi thư từ
với ai cả)
Và trong 30 năm bà có được 14 cuộc viếng thăm, trong đó
13 lần của Paul Claudel
Rodin thì biệt tăm.
Cuộc sông cứ thế trôi đi. Họ quên dần bà. Không ai
nghe tiếng kêu cứu vô vọng của bà.
Bà mất ngày 19/10/1943
.
Hiện trong Bảo tàng Rodin có một căn phòng
dành cho các tác phẩm còn sót lại của Camille. Một số
khác nằm rải rác ở các bảo tàng tỉnh lẻ,Bảo tàng Nghệ Thuật Paris
hay bảo tàng Orsay.
Khách đến thăm bảo
tàng, đa phần thăm các tác phẩm của Rodin, một Michel -Ange của nước Pháp .
Trầm trồ trước Le Penseur, Le
Baiser l’Age d’airain, la Porte de l’Enfer hay muôn vàn các bức
tượng nổi tiếng khác được bài trí rất công phu ngoài vườn cũng như trong nhà
Và.... một chút ngậm ngùi khi
dừng lại với Camille cùng các tác phẩm của bà:
Một “VALSE” với hai
người (Rodin & Camille) quấn lấy nhau trong vòng
quay của điệu valse êm ái. Những tưởng khi
nhạc ngưng, họ sẽ mất thăng bằng, sẽ ngã.
Một tồn tại tạm bợ!
Một “IMPLORANTE” với
hình tượng người phụ nữ quì gối
(Camille) hai tay vô vọng đưa về phía trước trống rổng, cái
nhìn van xin, níu kéo... Nắm bắt được gì đây khi họ đã đi
rồi?
L’AGE MUR : người đàn ông ấy đã đi về
phía thói quen, coi nhẹ tình yêu.
Hay les
CAUSEUSES:.Giá như họ mở lòng cùng nhau?
Rất tiếc là chưa có
một bảo tàng dành cho Camille Claudel.
Rất tiếc là tình yêu của họ (Rodin) đã không
thoát ra ngoài sự tầm thường, và bà đã nối sợi dây quá dài cho cái giếng không
sâu để phí một tài năng, một đời người.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)