Thân phận
con người
Có những
cuộc chia ly cứ tưởng là vĩnh viễn, là xong rồi, là mỗi người sẽ đi trên con đường
do số phận định đoạt, là một phần đời đã sang trang…
Nhưng không phaỉ thế. Dấu ấn của sự chia ly cứ tồn tại như vết thương lòng, chẳng những không lành mà còn lớn cùng thời gian, khi dịu êm, khi đau đớn. Một khi đã mang nó vào mình khó mà dứt bỏ.
Ở cái tuổi đã qua nửa dốc bên kia của cuộc đời con người thường hay luận về số phận. Những triết lý về cuộc sống lại được kiểm đi nghiệm lại.
Một đời người dài lắm !
Một đời người ngắn lắm !
Những cái nên và không nên cũng chỉ là … kinh nghiêm. Chẳng ai có thể “tắm hai lần trong cùng một dòng song” (lời của ai đó).
Có thể cũng chính cái bến sông đó nhưng con nước thì khác xưa rồi.
Cuộc đời của Léa thỉ chẳng biết là đang dài ra hay đang ngắn dần lại. Em sống mà chẳng biết mình đang sống ở đâu, người em gọi là bố mẹ thì chẳng phải là bố mẹ, cái phần xác, nơi nuôi giữ cái linh hồn mong manh của em thì cũng không do em làm chủ: khi tỉnh, khi mê, khi sống, khi chết hoàn toàn do con bệnh quyết định.
Léa sinh ra trong một làng nhỏ không có tên trên bản đồ, nhà em bên triền núi, trên ngọn đồi cao nhìn ra cánh đồng lúa mà thỉnh thoảng vẫn hiện về trong ký ức của em.
Đó là điểm xuất phát của cuộc đời em, cái chắc chắn thuộc về em.
Ở nơi đó có thấp thoáng hình ảnh những con người mà em đợi chờ mỗi chiều.
Ngoài ra tất cả đều mù mờ lẫn lộn, cứ như một cõi nào khác.
Bố mẹ em là người Sán Dìu,một dân tộc thiểu số hiện nay định cư tại Cổ Lũng, Thái Nguyên, cách Hà Nội không đầy 100km.
Em là đưa con thứ tư trong một gia đình có 06 anh chị em. Năm lên 3 tuổi, em được một cặp vợ chồng người Pháp nhận làm con nuôi. Bé Vân trở thành bé Léa, cái làng quê bé tí ấy được thay bằng Bordeaux, một thành phố đẹp có hạng của nước Pháp.
Theo lời kể của bố mẹ nuôi em, ngày làm lễ giao nhận con tại Thái Nguyên, mẹ đẻ của em không đến. Có thể do vì không chịu nổi cảnh chia li, hay vì một lí do nào đó mà chỉ có chị và bố của em đưa đến. Lễ nghi xong em theo bố mẹ nuôi về Hà Nội để chuẩn bị các thủ tục khác trước khi lên đường về Pháp.
Như cảm nhận được sự thay đổi bất thường em bắt đầu hoảng sợ. Cả tuần lễ chờ visa em chỉ có khóc hoặc ngồi thu mình im lặng trong góc tối. Bố mẹ nuôi em ban đầu không thể động vào em. Chuyện ăn, chuyên ngủ của em phải nhờ cô chủ khách sạn, người mà em lơ mơ cảm nhận là có thể gần gủi, là biết hát ru em cùng âm điệu mà em đã từng nghe…
Cứ tưởng rồi em sẽ quen như bao đứa trẻ khác cùng số phận nhưng Léa hình như sinh ra với một tâm hồn quá mẫn cảm mà trong đó mọi biến cố được ghi nhận bằng một trái tim mong manh dễ vỡ.
(Với lại em đã 03 tuổi, em đã biết nói, biết quen, lạ. Cái tuổi mà sau nầy khi Cục con nuôi hình thành, người ta rất hạn chế cho đi)
Thời gian đầu ở Pháp, it nói, suy tư hay đắm mình trong im lặng là thái độ thường ngày của em. Rồi có lúc hoảng loạn em khóc ngất, sau đó rơi vào hôn mê .
Bố mẹ nuôi vẫn cho em đến trường. Ông bố nuôi phải nghỉ việc để có thời gian dành cho em, nhất là can thiệp kịp thời những lúc em lên cơn, ngất ngoài đường.
Em đã lớn lên trong nửa tỉnh nửa mê như thế gần 18 năm. Khi tỉnh em như bao đứa trẻ bình thường khác. Em yêu sách và thích viết, thích vẽ . Nơi mà thế giới nội tâm em hé lộ, bố mẹ nuôi em qua đó hiểu được ít nhiều về em.
Ông Nam Cao khi tả Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn đã nhân đạo cho Thị cái tính dở hơi nên mọi bất hạnh trong cuộc đời Thị đều thản nhiên đón nhận, ngay cả chuyện yêu anh Chí. Còn em, bàn tay tạo hóa của em đã vụng về ban cho em một trái tim quá nhạy cảm. Những gì đã thuộc về em là của em, khó mà thản nhiên chấp nhận sự thay đổi.
Theo các bác sĩ tâm lý, cuộc chia ly năm ba tuổi ấy đã hằn một vết nứt trong em. Mà không chỉ có các bác sĩ tâm lý, qua các trang viết của em hình ảnh cái ngọn đồi tuổi thơ, cánh đông lúa hay những con người gầy gầy đang lam lũ mưu sinh luôn phảng phất … Đọc em, ta thấy ngay cái làng quê Việt. Lý giải sao đây khi em ra đi mới chỉ ba tuổi ?
Lúc em lên cơn, rồi mê mẩn em là một thế giới khác. Em không nhớ gì hết. dòng ký ức trong em như chia làm hai, phần đầu dừng lại ở Việt Nam. Phần tiếp theo như… trong mơ.
Dù bố mẹ nuôi em đã làm hết mọi cách, đã đưa em đi từ bệnh viện nầy sang bệnh viện khác nhưng rồi y học bó tay. Họ phán ngắn gọn là có thể do di truyền, có thể là những căn bệnh chỉ có ở vùng nhiệt đới.
Tôi biết em ở thời điểm nầy.
Bố mẹ em không buông tay, ý nghĩ đưa em về lại Việt Nam, ý nghĩ nối hai phần đời của em lại bắt đầu gieo hy vọng trong họ.
Mười tám năm sau, với một tờ giấy khai sinh vàng khè, với cái tên xóm tên thôn nghe xa lắc mà tôi nhận được từ một người quen, của một người quen khác của ông anh họ xa xa của Pierre.
Họ nhờ tôi tìm dùm bố mẹ em.
Bên cạnh những giấy tờ cùng tấm hình của em (18 tuổi) và tấm hình của bố và chị em lúc trao con ỏ Thái Nguyên còn có bức thư em viết cho tôi, nhờ tôi giúp em tìm lại bố mẹ đẻ của mình.
Đọc thư em, bao ngần ngừ trong tôi tiêu tan. Một cái gì đó rất tha thiết từ em, một quyết tâm mang lại cho em một cuộc đời bình thường từ bố mẹ nuôi em đã thôi thúc tôi lên đường.
Rồi tôi cũng đến được Cổ Lũng, cũng tìm ra gia đình em sau năm lần bảy lượt Ủy Ban Nhân Dân xã khẳng định qua điện thoại là ông Lê văn Lục, tên bố em trên khai sinh đã mất
Rồi tôi cũng đưa được em về với bố mẹ ruột của em, họ vẫn còn sống và không quên đứa con gái đã cho đi.
Trong chuyến về nguồn ấy có cả bố mẹ nuôi của em.
Tất cả đều tròn trịa như dự định. Em hân hoan nên quên cả mệt mỏi sau chuyến bay dài. Bordeau/Paris/Hanoi/Thái Nguyên/Cổ Lũng gần 24 tiếng.
Em khóc ngất trong vòng tay bố mẹ đẻ và hạnh phúc như chia hề có cuộc chia li. Em nói với tôi :
- Cháu có thể khoe với bạn bè là cháu cũng có một gia đình, có anh, có chị đầy đủ như mọi người
Hoăc :
Cô xem cháu tóc giống chị Thu (chị kế em) chưa nè.
Và bao nhiêu thứ khác nữa mà em đang ngụp lặng trong những ngày đầu đoàn tụ với cái gia đình tuổi thơ của em
Một ngày rồi hai ngày rồi ba ngày của hội ngộ. Bà con, hàng xóm ra vào tấp nập, có người đến để thăm có người đến vì tò mò, rồi ăn uống cả đại gia đình, lúc nào nhà cũng đầy ắp người
Khi niềm vui tạm lắng xuống thì cái rào cản ngôn ngữ như một bức tường đá lồ lộ lại nổi lên cản đường
Nhất là khi chỉ còn em trong cái gia đình của mình. Bố mẹ, anh chị em nhìn nhau, ôm nhau một lúc rồi cũng phải buông ra, làm gì nữa đây khi mỗi câu nói đều phải qua phiên dịch.
Rồi đến lúc bố mẹ nuôi em cũng phải về lại Pháp. Theo nguyện vọng của em, họ để em ở lại với gia đình thêm một thời gian .
Họ muốn tôi ở lại thêm với em một hai hôm trước khi rời Cổ Lũng.
Nhưng không phaỉ thế. Dấu ấn của sự chia ly cứ tồn tại như vết thương lòng, chẳng những không lành mà còn lớn cùng thời gian, khi dịu êm, khi đau đớn. Một khi đã mang nó vào mình khó mà dứt bỏ.
Ở cái tuổi đã qua nửa dốc bên kia của cuộc đời con người thường hay luận về số phận. Những triết lý về cuộc sống lại được kiểm đi nghiệm lại.
Một đời người dài lắm !
Một đời người ngắn lắm !
Những cái nên và không nên cũng chỉ là … kinh nghiêm. Chẳng ai có thể “tắm hai lần trong cùng một dòng song” (lời của ai đó).
Có thể cũng chính cái bến sông đó nhưng con nước thì khác xưa rồi.
Cuộc đời của Léa thỉ chẳng biết là đang dài ra hay đang ngắn dần lại. Em sống mà chẳng biết mình đang sống ở đâu, người em gọi là bố mẹ thì chẳng phải là bố mẹ, cái phần xác, nơi nuôi giữ cái linh hồn mong manh của em thì cũng không do em làm chủ: khi tỉnh, khi mê, khi sống, khi chết hoàn toàn do con bệnh quyết định.
Léa sinh ra trong một làng nhỏ không có tên trên bản đồ, nhà em bên triền núi, trên ngọn đồi cao nhìn ra cánh đồng lúa mà thỉnh thoảng vẫn hiện về trong ký ức của em.
Đó là điểm xuất phát của cuộc đời em, cái chắc chắn thuộc về em.
Ở nơi đó có thấp thoáng hình ảnh những con người mà em đợi chờ mỗi chiều.
Ngoài ra tất cả đều mù mờ lẫn lộn, cứ như một cõi nào khác.
Bố mẹ em là người Sán Dìu,một dân tộc thiểu số hiện nay định cư tại Cổ Lũng, Thái Nguyên, cách Hà Nội không đầy 100km.
Em là đưa con thứ tư trong một gia đình có 06 anh chị em. Năm lên 3 tuổi, em được một cặp vợ chồng người Pháp nhận làm con nuôi. Bé Vân trở thành bé Léa, cái làng quê bé tí ấy được thay bằng Bordeaux, một thành phố đẹp có hạng của nước Pháp.
Theo lời kể của bố mẹ nuôi em, ngày làm lễ giao nhận con tại Thái Nguyên, mẹ đẻ của em không đến. Có thể do vì không chịu nổi cảnh chia li, hay vì một lí do nào đó mà chỉ có chị và bố của em đưa đến. Lễ nghi xong em theo bố mẹ nuôi về Hà Nội để chuẩn bị các thủ tục khác trước khi lên đường về Pháp.
Như cảm nhận được sự thay đổi bất thường em bắt đầu hoảng sợ. Cả tuần lễ chờ visa em chỉ có khóc hoặc ngồi thu mình im lặng trong góc tối. Bố mẹ nuôi em ban đầu không thể động vào em. Chuyện ăn, chuyên ngủ của em phải nhờ cô chủ khách sạn, người mà em lơ mơ cảm nhận là có thể gần gủi, là biết hát ru em cùng âm điệu mà em đã từng nghe…
Cứ tưởng rồi em sẽ quen như bao đứa trẻ khác cùng số phận nhưng Léa hình như sinh ra với một tâm hồn quá mẫn cảm mà trong đó mọi biến cố được ghi nhận bằng một trái tim mong manh dễ vỡ.
(Với lại em đã 03 tuổi, em đã biết nói, biết quen, lạ. Cái tuổi mà sau nầy khi Cục con nuôi hình thành, người ta rất hạn chế cho đi)
Thời gian đầu ở Pháp, it nói, suy tư hay đắm mình trong im lặng là thái độ thường ngày của em. Rồi có lúc hoảng loạn em khóc ngất, sau đó rơi vào hôn mê .
Bố mẹ nuôi vẫn cho em đến trường. Ông bố nuôi phải nghỉ việc để có thời gian dành cho em, nhất là can thiệp kịp thời những lúc em lên cơn, ngất ngoài đường.
Em đã lớn lên trong nửa tỉnh nửa mê như thế gần 18 năm. Khi tỉnh em như bao đứa trẻ bình thường khác. Em yêu sách và thích viết, thích vẽ . Nơi mà thế giới nội tâm em hé lộ, bố mẹ nuôi em qua đó hiểu được ít nhiều về em.
Ông Nam Cao khi tả Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn đã nhân đạo cho Thị cái tính dở hơi nên mọi bất hạnh trong cuộc đời Thị đều thản nhiên đón nhận, ngay cả chuyện yêu anh Chí. Còn em, bàn tay tạo hóa của em đã vụng về ban cho em một trái tim quá nhạy cảm. Những gì đã thuộc về em là của em, khó mà thản nhiên chấp nhận sự thay đổi.
Theo các bác sĩ tâm lý, cuộc chia ly năm ba tuổi ấy đã hằn một vết nứt trong em. Mà không chỉ có các bác sĩ tâm lý, qua các trang viết của em hình ảnh cái ngọn đồi tuổi thơ, cánh đông lúa hay những con người gầy gầy đang lam lũ mưu sinh luôn phảng phất … Đọc em, ta thấy ngay cái làng quê Việt. Lý giải sao đây khi em ra đi mới chỉ ba tuổi ?
Lúc em lên cơn, rồi mê mẩn em là một thế giới khác. Em không nhớ gì hết. dòng ký ức trong em như chia làm hai, phần đầu dừng lại ở Việt Nam. Phần tiếp theo như… trong mơ.
Dù bố mẹ nuôi em đã làm hết mọi cách, đã đưa em đi từ bệnh viện nầy sang bệnh viện khác nhưng rồi y học bó tay. Họ phán ngắn gọn là có thể do di truyền, có thể là những căn bệnh chỉ có ở vùng nhiệt đới.
Tôi biết em ở thời điểm nầy.
Bố mẹ em không buông tay, ý nghĩ đưa em về lại Việt Nam, ý nghĩ nối hai phần đời của em lại bắt đầu gieo hy vọng trong họ.
Mười tám năm sau, với một tờ giấy khai sinh vàng khè, với cái tên xóm tên thôn nghe xa lắc mà tôi nhận được từ một người quen, của một người quen khác của ông anh họ xa xa của Pierre.
Họ nhờ tôi tìm dùm bố mẹ em.
Bên cạnh những giấy tờ cùng tấm hình của em (18 tuổi) và tấm hình của bố và chị em lúc trao con ỏ Thái Nguyên còn có bức thư em viết cho tôi, nhờ tôi giúp em tìm lại bố mẹ đẻ của mình.
Đọc thư em, bao ngần ngừ trong tôi tiêu tan. Một cái gì đó rất tha thiết từ em, một quyết tâm mang lại cho em một cuộc đời bình thường từ bố mẹ nuôi em đã thôi thúc tôi lên đường.
Rồi tôi cũng đến được Cổ Lũng, cũng tìm ra gia đình em sau năm lần bảy lượt Ủy Ban Nhân Dân xã khẳng định qua điện thoại là ông Lê văn Lục, tên bố em trên khai sinh đã mất
Rồi tôi cũng đưa được em về với bố mẹ ruột của em, họ vẫn còn sống và không quên đứa con gái đã cho đi.
Trong chuyến về nguồn ấy có cả bố mẹ nuôi của em.
Tất cả đều tròn trịa như dự định. Em hân hoan nên quên cả mệt mỏi sau chuyến bay dài. Bordeau/Paris/Hanoi/Thái Nguyên/Cổ Lũng gần 24 tiếng.
Em khóc ngất trong vòng tay bố mẹ đẻ và hạnh phúc như chia hề có cuộc chia li. Em nói với tôi :
- Cháu có thể khoe với bạn bè là cháu cũng có một gia đình, có anh, có chị đầy đủ như mọi người
Hoăc :
Cô xem cháu tóc giống chị Thu (chị kế em) chưa nè.
Và bao nhiêu thứ khác nữa mà em đang ngụp lặng trong những ngày đầu đoàn tụ với cái gia đình tuổi thơ của em
Một ngày rồi hai ngày rồi ba ngày của hội ngộ. Bà con, hàng xóm ra vào tấp nập, có người đến để thăm có người đến vì tò mò, rồi ăn uống cả đại gia đình, lúc nào nhà cũng đầy ắp người
Khi niềm vui tạm lắng xuống thì cái rào cản ngôn ngữ như một bức tường đá lồ lộ lại nổi lên cản đường
Nhất là khi chỉ còn em trong cái gia đình của mình. Bố mẹ, anh chị em nhìn nhau, ôm nhau một lúc rồi cũng phải buông ra, làm gì nữa đây khi mỗi câu nói đều phải qua phiên dịch.
Rồi đến lúc bố mẹ nuôi em cũng phải về lại Pháp. Theo nguyện vọng của em, họ để em ở lại với gia đình thêm một thời gian .
Họ muốn tôi ở lại thêm với em một hai hôm trước khi rời Cổ Lũng.
Thế là từ
khách sạn em dọn về nhà bố mẹ đẻ. Em ngủ chung với hai chị trên một cái giường,
khi tắm thì dùng cái ca nhựa múc nước nóng từ trong xô mà mẹ em vừa nấu, rồi
cái toilet ngoài trời, cái bếp lúc nào cũng có gà vịt quanh quẩn…
Nói chung là em phải tập thích nghi.
Biết tôi cũng sắp về lại Đà Nẵng, em còn lại một mình với cái gia đình mới, em đâm hoảng sợ. Em thú thật :
Je veux rentrer chez moi, je veux voir mes parents
Con muốn về nhà mình, con muốn về với bố mẹ con (bố mẹ nuôi).
Và em khóc! Những giọt nước mắt của thất vọng bởi thế giới của em sẽ không bao giờ tròn trịa , và em “chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”
Em trở về Pháp, tình trạng tâm lý của em không khá hơn. Em càng im lặng hơn cả trước khi đi Việt Nam.
Tin gần đây nhất em đã trở lại bệnh viện, những cơn động kinh và hôn mê vẫn tái diễn. Nhưng em đã quyết định, chọn cho mình một “chốn quê nhà”. Em sẽ nội trú tại bệnh viện, làm việc miễn phí những lúc tỉnh (vẽ tranh, viết, kể chuyện cho những người tâm thần nhẹ) và làm bệnh nhân mỗi khi em mê.
Em thì đã chọn cho mình “một cuộc đời” còn tôi thì vẫn cứ “triết lý” mỗi khi nhận tin em và nghĩ về số phận của những con người bị bứt ra khỏi quê hương trong điều kiện như em.
Cái mặt trái của con nuôi mà ít ai nói đến. May mà không phổ biến bởi có biết bao người đứa trẻ khác đã thành công xứ người.
Lỗi của Léa là đã sinh ra với một tâm hồn nhạy cảm !
Nói chung là em phải tập thích nghi.
Biết tôi cũng sắp về lại Đà Nẵng, em còn lại một mình với cái gia đình mới, em đâm hoảng sợ. Em thú thật :
Je veux rentrer chez moi, je veux voir mes parents
Con muốn về nhà mình, con muốn về với bố mẹ con (bố mẹ nuôi).
Và em khóc! Những giọt nước mắt của thất vọng bởi thế giới của em sẽ không bao giờ tròn trịa , và em “chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”
Em trở về Pháp, tình trạng tâm lý của em không khá hơn. Em càng im lặng hơn cả trước khi đi Việt Nam.
Tin gần đây nhất em đã trở lại bệnh viện, những cơn động kinh và hôn mê vẫn tái diễn. Nhưng em đã quyết định, chọn cho mình một “chốn quê nhà”. Em sẽ nội trú tại bệnh viện, làm việc miễn phí những lúc tỉnh (vẽ tranh, viết, kể chuyện cho những người tâm thần nhẹ) và làm bệnh nhân mỗi khi em mê.
Em thì đã chọn cho mình “một cuộc đời” còn tôi thì vẫn cứ “triết lý” mỗi khi nhận tin em và nghĩ về số phận của những con người bị bứt ra khỏi quê hương trong điều kiện như em.
Cái mặt trái của con nuôi mà ít ai nói đến. May mà không phổ biến bởi có biết bao người đứa trẻ khác đã thành công xứ người.
Lỗi của Léa là đã sinh ra với một tâm hồn nhạy cảm !
Thọ Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét