Hương vị ngày xuân
Ngày tết, bên quả mứt ấm trà cùng
với “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu
tràng pháo bánh chưng xanh” mà đọc thơ tết và câu đối tết của người xưa
thật thú vị biết bao. Qua đó cũng để hiểu thêm được tâm tư tình cảm của tác giả
và cũng để mà sẻ chia hoàn cảnh đón tết vui xuân của văn nhân thi sĩ trong bối
cảnh xã hội đương thời. Nhân tết Ất Mùi, trong một giới hạn nhất định, Giao Mùa
xin được sưu tầm giới thiệu đến cùng các bạn một số bài thơ và câu đối tết để
đời của các bậc hiền nhân
Trước hết, đó là cụ Tam Nguyên
Yên Đỗ với nét bút dung dị tài hoa đã cho hậu thế chúng ta một bức tranh toàn
cảnh về tết qua một số câu đối tiêu biểu:
+
Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó
Ông đây khôn bất trị, rượu say
túy lúy lại nằm mèo
+ Tết đến, rượu ngon đưa mấy chén
Xuân về, bút mới thử vài trang
+ Tranh pháo vui xem đàn trẻ nhỏ
Tóc râu thêm một sợi tuổi trời cao
+ Ủa! Tết đến rồi đó, chẳng lẽ trơ cùi cùng tuế
nguyệt
Kìa! Xuân sang đấy ư, thôi đành mở múi với giang
sơn
+ Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất
gốc
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn
+ Xuân vẫn còn dài, hướng đến tương lai vùng đất mới
Tết dù đã ngắn, quay nhìn dĩ vãng cảnh người xưa
+ Già trẻ gái trai đều khoái Tết
Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân
+ Ai đẻ mãi ra Xuân, Xuân ấy đi, Xuân khác về, năm
nay năm ngoái Xuân hơn, kém?
Nhà lại sắp có khách, khách quen vào, khách lạ
đến, năm ngoái năm nay khách vắng, đông?
+ Tối ba mươi, nghe pháo nổ đùng, ờ ờ Tết
Sáng mùng một, chạm nêu đánh cộc, à à Xuân
+ Ai nấy dại vô cùng, pháo pháo nêu nêu kinh những
Quỷ
Ta đây nhàn bất trị, chè chè rượu rượu sướng bằng
Tiên.
Còn
đối với Uy Viễn Tương Công Nguyễn Công
Trứ thì mùa xuân và cái tết lại thêm chua chác bạc bẽo cảnh đời với nhân tình
thế thái!
+ Thiên
hạ xác rồi còn đốt pháo
Nhân tình trắng thế lại bôi vôi.
Riêng với ông Tú họ Trần là Trần Tế Xương,thì bao cái tết đều chìm trong
cảnh nợ nần túng quẫn,đến nỗi:”Van nợ lắm khi trào nước mắt,chạy ăn từng bữa mướt
mồ hôi”,nhưng với cái cốt cách trào lộng giễu cợt,ông mô tả lại cảnh làm câu
đối tết của ông qua bài hát nói: “Ngày tết dán câu đối”
Ngày tết dán câu đối
Nhập thế cục bất khả
vô văn tự,
Chẳng hay ho cũng
nghĩ một vài bài,
Huống chi mình đã đỗ
Tú tài,
Ngày tết đến cũng
phải một vài câu đối.
Đối rằng :
Cực nhân gian chi
phẩm giá, phong nguyệt tình hoài;
Tối thế thượng chi
phong lưu, giang hồ khí cốt.
Viết vào giấy dán
ngay lên cột,
Hỏi mẹ mày rằng dốt
hay hay ?
“Rằng hay thì thực là
hay,
Chẳng hay sao lại đỗ
ngay Tú tài,
Xưa nay em vẫn chịu ngài !”
Đặc biệt “Bà Chúa thơ Nôm” là nữ sĩ
Hồ Xuân Hương,không cam phận nữ nhi nhưng với khí phách ngang tàng, bà đã đi
trước thời đại và bà đã đưa hình ảnh của người phụ nữ ở thời của bà lên một tầm
cao mới, đạp đổ cái bức tường lễ giáo phong kiến quá khắc khe qua đôi câu đối:
+“Tối ba mươi, khép cánh
càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới
Sáng mồng một, lỏng then tạo
hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào”.
Ngoài cặp câu
đối tuyệt vời trên, nữ sĩ Hồ Xuân Hương còn có một bài thơ miêu tả cảnh chơi
xuân ngày xưa của con trai con gái thật vô cùng ấn tượng,đầy hình ảnh biểu
trưng về cái tục mà lại rất thanh tao:
Đánh đu
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng
Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phất phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
Chơi xuân ai biết xuân chăng tá
Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không
(Hồ Xuân Hương)
Cũng nói về mùa xuân và tết,nhưng
nhà thơ Tú Xương lại có một cách nhìn khác qua những lời mời mọc và chúc tụng
nhau đầy châm biếm và trào lộng trong bài thơ “Chúc Tết”:
Chúc Tết
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu
Lẳng lặng mà nghe
nó chúc sang:
Đứa thì mua tước; đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Đứa thì mua tước; đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời *
Chúc cho khắp hết ở trên đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người .!!!
(* Có ý kiến cho rằng khổ thơ này không phải của Tú
Xương mà do người đời sau thêm vào)
Có lẽ không ai trong chúng ta
lại mong muốn những cảnh tết mà đầy rẫy những khó khăn và nợ nần như Trần thi
sĩ, vì mỗi thời đại mỗi khác và hoàn cảnh xã hội cũng khác nhau và đời sau khá
hơn đời trước nên cái khó cái nghèo cũng được lặp lại nhưng ở những cung bậc
khác nhau. Dù sao, vui xuân đón tết và đọc lại thơ phú của người xưa để mà lòng
ta thêm yêu thêm quý những giá trị tinh thần bất hủ ấy, đồng thời có một cái
nhìn đầy ắp tình người trên mỗi sáng tạo tinh thần ngời sáng tính nhân văn.
Chúc các bạn một năm mới Ất
Mùi vạn sự như ý.
06/02/2014
GIAO MÙA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét