BẢO ĐẠI
Ông đã yên nghỉ tại nghĩa trang Passy, cách Trocadero một bức
tường và chỉ cần nghẹo cổ một cái là thấy
tháp Eifel!
Ông nằm khiêm tốn bên cạnh muôn vàn các cựu cư dân Paris , trong
một ngôi mộ bọc đá cẩm thạch , bong loáng
tinh tươm như hình ảnh vị cựu hoàng đế Bảo Đại, lúc nào cũng chỉnh
chu ca vat, complet… lúc sinh thời.
Tôi đến thăm ông vào một ngày đầu năm âm lịch,khoảng thời
gian mà tại quê nhà mọi người đang xôn xao
đón tết. Thôi thì như một nghĩa cử
dành cho đồng hương xa xứ, chút cảm tình dành cho vị vua không may mắn của triều
Nguyễn mà mỗi lần nghĨ đến tôi luôn
thoáng chạnh lòng.
Nghĩa trang Passy nằm trên cao được bao bọc bởi một bức tường
cũng khá cao nên khi đã vào hẳn bên trong bạn có cảm giác như đang ở trong một nghĩa trang tại một vùng quê yên tỉnh nào đó… xa hẳn cái ồn ào của Paris, của tháp Eifel mà
dân Trung quốc đang đổ bộ như đi hành quân chỉ cách có bức tường.
Dù đang là mùa đông nhưng hoa trên mộ ông vẫn tươi: những bông hoa Hoàng Anh vàng bé tí rực rỡ gợi nhớ đến những đám Dã Quì của Đà Lạt, Hòang
Triều Cương Thổ một thời của ông.
Tôi tự hỏi có phải ai đó đã có ngụ ý khi trồng đám hoa nầy?
Mà có đâu!
Những năm cuối đời ông đã rời Canne, xa Nam Phương Hoang Hậu
về sống với người vợ cuối cùng là bà Monique tại Paris. Người đàn bà nầy đã sống với ông như một công dân Vĩnh Thụy, đã
tổ chức cho ông một tang lễ theo nghi thức
Thiên chúa giáo, quên và từ chối các lễ nghi mà người ta(trong đó có Đại Sứ
Quán Việt Nam
tại Paris) muốn
dành cho Cựu Hoàng Bảo Đại. Bà làm sao hiểu được vị Cựu hoàng ấy đã rời bỏ đất
nước như thế nào, đã ngậm ngùi nuốc đắng cay
như thế nào khi bất lực nhìn người Pháp , người Mỹ và gia đình Ngô Đình Diệm mặc cả số phận của đất
nước mình…
Hoa Dã Quì Đà Lạt và Hoàng Triều Cương Thổ là của Nam Phương
Hoàng Hậu, là của một thời bấn loạn mà bà không có mặt.Tôi tự nghĩ thế.
Dẹp hết những chính kiến của lịch sử bên nầy hay bên kia , bỏ
ngoài tai những luận điệu xuyên tạc, tôi
chỉ thấy ông là một con người sinh ra không phải để làm vua . Một tâm hồn quá
mẫn cảm không thể tồn tại trong cơn lốc đầy mưu mẹo của thời thế.
Số phận ông đã được mặc định trước. Ông sinh ra là để làm vua dưới quyền bảo hộ của người Pháp , ông trở thành
sản phẩm của Albert Saraut và Pierre Pasquier (toàn quyền Đông Dương thời ấy) và của nền Cộng
Hòa thứ ba của Pháp: một ông vua kết hợp giũa
hiện đại và truyền thống (Bao Dai doit être tout a la fois modern(francais) et traditionnel (annamite)
Ông trở về Việt Nam và ngồi vào chiếc ngai vàng đã
lung lay. Mọi ước vọng cải cách của ông
hoặc bị sự lạc hậu của vương triều
Nguyễn bác bỏ, hoặc bị chính quyền bảo hộ
Pháp ngăn cản. Trước ông đã có Duy Tân, Hàm Nghi Thành Thái vì Chống Pháp mà bị giết , bị đi đày tận đảo Reunion hay
Algerie xa xôi…
Ông phải làm gì để giữ
lại ngai vàng cho nhà Nguyễn?
Ông đã chọn sự im lặng
mà lịch sử gọi là bù nhìn . Mọi uât ức của
một ông vua yêu nước mà bất lực chỉ được giải tỏa khi ông trao ấn kiếm và tuyên
bố :”thà làm công dân của một nước tự do còn hơn làm vua một đất nước
nô lệ” .Ông trở thành cố vấn của
Chính Phủ lâm thời Cách mạng Việt nam
vào năm 1946.
Cứ tưởng trả áo mão , giả từ ngai vàng , xa Điện Thái
hòa là sống những ngày tự do nhưng rồi con tạo
vẫn xoay vần quanh ông.
Chính phủ Cách mạng lâm thời không là nơi mà vị Hoàng đế
thoái vị có thể dung thân. Trong một chuyến đi công tác sang Hong Kong ông đã ở lại, đã chờ cơ hội của mình trong niềm tin vào độc lập sẽ được người Pháp công
nhận .
Rồi ông đã sa lầy trong Hiệp ước Hạ Long, sai lầm trong việc bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm
Thủ tướng.
Cái giá phải trả của sự sai lầm nầy là mọi nẽo đường về đều
bị phong tỏa .Sau cuộc tổng tuyển cử Ngô Đình Diệm lên ngôi Tổng thống, hình ảnh ông một lần nữa
lu mờ bên cạnh một chính quyền Viêt Nam thân
Mỹ . Bảo Đại lại một lần nữa lưu vong nhưng lần lưu vong nầy là vĩnh viển.
Từ lâu đài ở Canne, vị
Hoàng đế không ngôi nầy đã dõi mắt nhớ thương về quê hương: nhớ da diết những
khu rừng Ban Mê với các cuộc đi săn thâu
đêm suốt sáng, ngày nọ qua ngày kia, nhớ Đà Lạt có Hoàng Hậu có cả Thứ Phi, rồi
nhớ Huế có Cung An Định nợi mẹ ông, bà Từ
Cung vẫn còn ở đó, nhớ khu Thế Miếu uy
nghiêm , nơi lưu giử quá khứ huy hoàng một thời của các vua cha…
Tất cả đã chấm dứt từ lúc ông thuyên bố thoái vị, ông là người
khép lại trang sử 143 năm của triều
NGUYỄN.
Ông mất năm 1997. Một vài dòng thông tin trên tờ Paris Match
tóm lượt cuộc đời và thông báo sự ra đi của ông.
Chỉ có thế!
Gần mười tám năm trên đất Pháp, chỉ cách nơi ông an nghỉ một
chặng tàu điện mà đến hôm nay tôi mới có ý định đến thăm mộ ông.Có lẽ vì không
khí xuân xa quê, có lẽ vì tôi thích lang thang thăm thú , cũng có thể do tờ tạp chí
l’Histoire số tháng 01/2014 LE VIETNAM depuis 2000ans đã nhắc đến ông…
Dù vì lí do gì tôi cũng đã đến đây, đã đứng vào cái nơi mà
cách đây tám năm, năm 2006, bà vợ cuối cùng của ông và một số các bạn hữu ít nhiều có dính dáng đến triều Nguyễn ngày ấy
cùng một số các cựu binh Đông Dương đẫ đến
đây hồi tưởng lại quá khứ một thời. Và trong
cái không khí hoài cỗ ấy bà Monique NGUYỄN đã đắng cay nhắc lại câu nói của Pierre Pasquier vào năm
1922, lúc ông được đăng quang Hoàng đế: “le jour ou vous avez
reçu le sceau de votre future destiné, deux
grandes figures se sont penchées sur
vous, pour vous sourire et vous protéger : la Sage et Viel Annam et
la douce et Belle France … »
Ngậm ngùi thay, cái nước
Pháp thực dân dịu dàng và đẹp đẽ ấy cũng
đã về với cát bụi. Vị vua được hứa hen
bao điều trong ngày đăng quang ấy đã
không có được một quốc tang hoành tráng trong cung điện Hoàng Gia như người anh em
cùng thời Sihanouk, mãi mãi vẫn
là một ông vua lưu vong
Paris ngày đầu năm 2014.
Thophanthi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét