Nam Phi
Là người thích đi du lịch tự do, thế
nhưng tôi chẳng dám dẫn mạng đến Nam Phi “chỉ hai mình” như đã từng chu du khắp
đó đây. Người thì bảo một giờ vài vụ cướp là “chuyện thường ngày ở huyện”, ra
đường mà mang xách là kể như nạp mạng, không mang theo máy ảnh, balô để tránh bị
nhận diện là khách du lịch. 8h tối là không nên ra khỏi khách sạn...
Con cái thì dọa coi chừng họ bắt vì tưởng
Mẹ đi buôn sừng tê giác!
Có nghĩa là từ lúc Nelson Mandala qua đời,
Nam Phi như gió đổi chiều, apatheid được hiểu theo chiều ngược lại. Người da trắng
sau gần 4 thế ký làm hùm làm hổ trên mảnh đất giàu kim cương và vàng nầy bắt đầu
e dè né tránh người da đen.
Và người da đen, dù đã được bình đẳng
nhưng tự trong sâu thẳm họ vẫn còn gờm người da trắng.
Hay nói đúng hơn là vẫn chưa thể bình đẳng
một sớm một chiều được.
“Con
vua thì vẫn làm vua
Còn con thầy chùa thì…vẫn quét lá đa”
Từ Paris bay sang Cap Bonne Esperance
(mũi Hảo Vọng) mất gần 14 tiếng, một quá cảnh ở sân bay Dubai thuộc tiểu vương
quốc Á Rập Thống Nhất mất 3 tiếng. Tổng thời gian bay và chờ vị chi gần 20 tiếng.
Và để yên thân nơi đất khách quê người,
tôi quyết định làm thượng đế có hướng dẫn có lái xe!
Hướng dẫn kiêm lái xe là một cô gái Nam
Phi trắng . Điểm đầu tiên tham quan là Montagne de la Table của thành phố Cape
town.
Ngược dòng lịch sử về với Nam Phi thời kỳ
khai thiên lập địa, mũi Hảo Vọng là nơi tận cùng đất liền phía Nam của lục địa
nhô ra biển, nơi gặp gỡ của Đai Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Từ trên đỉnh cao của Montagne de la
table, ta có thể thấy cái mênh mông của hai đại dương, một vị trí lý tưởng
nhưng cũng là tai họa mà thiên nhiên ban tặng cho Nam Phi.
Thời ấy, vào những năm 1600, muốn đi từ
tây sang đông; tầu thuyền phải vòng sang đây. Hành trình thường kéo dài từ 3
tháng 4 tháng. Một chặng hành trình dài lênh đênh trên biển như thế, các thuỷ
thủ đoàn thường hay bị cơn bệnh Scorbut đe doạ tính mang (bệnh thiếu vitamin C)
Hà Lan thời ấy là đất nước mạnh về Hàng hải.
Họ có hẳn một công ty hàng hải (Compagnie hollandaise des Indes Orientales) gồm
những 150 comptoirs từ Âu sang Á, gần bốn, năm mươi tầu chiến loại xịn. Họ trùm
việc buôn và vận chuyển tất cả các loại hàng hoá có thể trao đổi giữa các châu
lục.
Để cải thiện cuộc sống cho thủy thủ,
chính quyền Hà Lan đã quyết định cử người đến điểm tận cùng Nam Phi nầy với
mục đích trồng rau xà lách và nuôi heo để cung cấp rau xanh và thịt tươi, lập
nơi đây một trạm tiếp vitamine C cho thuỷ thủ đoàn trên chặng đường dài lênh
đênh trên biển.
Mục đích ban đầu chỉ là thế. Xin hứa là
không có bóng dáng chủ nghĩa thực dân, không có chính sách thuộc địa, không có
việc tìm kiếm nô lê. CHỈ CÓ TRỒNG RAU VÀ NUÔI HEO.
Jan Van Riebeeck cùng đoàn tùy tùng đặt
chân lên vịnh CAP ngày 6 tháng 4 năm 1652 với mớ hành trang là cuốc, là xẻng,
là hạt giống...
Ông có biết đâu cùng lúc ấy mình đang viết
những trang đầu tiên của lịch sử phân biệt chủng tộc mà 04 thế kỷ sau vẫn còn
làm cho nhân loại rùng mình.
Ban đầu người da trắng Hà Lan chăm chỉ trồng
rau, nuôi heo, ngoan ngoãn cung cấp rau thịt tươi cho các thủy thủ của quốc gia
mình.
Đất thì mênh mông còn lao động thì... bát
ngát. Các bộ tộc người da đen thì không thiếu. Một cái áo lấp lánh, một đôi dép
xanh đỏ, một vài cái vòng leng keng là có thể khiến họ cuốc cày để đổi lấy
không tiếc sức...
Và rồi tổ quốc mẹ Hà Lan thì ở xa, mà lợi
nhuận thì ở trước mắt, thêm một yếu tố bất ngờ khác nữa là một dòng người da trắng
Pháp chạy trốn chính sách đàn áp tôn giáo thế kỷ thứ 17 cũng đã cập bến nơi nầy.
Những nông dân Pháp chuyên trồng nho, làm
rượu đã phát hiện ra khí hậu nơi nầy chính là miền “đất hứa”cho cây nho đâm chồi
nở lộc.
Ban đầu, ai trồng rau thì trồng rau, ai
trồng nho nấu rượu thì trồng nho nấu rượu, ai nuôi heo lấy thịt thì nuôi heo lấy
thịt. Thiếu lao đông thì mộ thêm dân đen bản xứ, thiếu nữa thì mua thêm nô lê nơi
khác đến (Congolais). Nhất là khi các thổ dân địa phương bắt đầu vòi vĩnh nhiều
hơn là cái áo, chiếc vòng, bắt đầu nhìn người da trắng với ánh mắt nghi ngờ.
Thế là thành phố Cap Town của những người
da trắng Pháp-Halan (Boers) ra đời. Thành phố đầu tiên với những đồi nho mênh
mông, với những biệt thự ẩn ẩn hiện hiện sau các rừng cây ô liu, với các quí bà
da trắng áo đầm tha thướt mà mỗi bước đi có cả đàn người hầu đen thủi đen thui
theo sau.
CAPE TOWN bây giờ vẫn là một trong những
thành phố đẹp của hành tinh!
Thay vì bằng lòng với cái thiên đường nắng
vàng biển xanh, với tầm nhìn ra biển khơi mênh mông trước mặt , quanh Mũi Hảo Vọng
, họ bắt đầu thả tầm nhìn thèm thuồng về phía sau lưng mình, nơi mà họ hình
dung các đồng cỏ còn mênh mông, nơi mà chắc còn nhiều hứa hẹn bất ngờ, và đàn
gia súc của họ hẳn sẽ no nê mà sản sinh con đàn cháu đống!
Thế là Bắc tiến, là hướng vào đất liền.
Vật chất làm con người ta dễ quên những hẹn
ước vô tư ban đầu. Quê hương chỉ còn là khái niệm mơ hồ ở phía sâu thẳm của ký ức
một khi “cây đời mãi mãi xanh tươi” đang réo gọi phía trước. Như chàng Điệp
quên lời hẹn ước với cô Lan nơi quê nhà, người da trắng Châu Âu đã quên nơi
mình đã ra đi, quên lời hứa ban đầu.
Họ quyết định “quên” tổ quốc mẹ Hà Lan.
Dù gặp phải sự kháng cự quyết liệt của
các thổ dân da đen đã cư ngụ lâu đời nơi đây như người Khoi Khoi, người Shosha,
người Zoulou , nhưng một khi họ đã quyết tâm, khó mà thay đổi.
Họ thành lập quốc gia Nam Phi, xưng mình
là người Africaners. Thủ đô đầu tiên của họ là Pretoria.
Dù đất không hẵn là lành nhưng chim vẫn tấp
nập bay về đậu. Sau người Boers là người Anh. Cuộc chiến Anglo-Boer mới khốc liệt
làm sao nhất là khi con cháu của nử hoàng Victoria phát hiện ra kim cương và
vàng ở đây còn nhiều hơn cả sỏi.
Thế là đánh nhau, đánh với các bộ lạc da
đen mà vũ khí còn là ná , là đá, là tên tẩm thuốc độc…
Hoặc là đánh nhau với đội quân Anh hùng hậu
mà vũ khí cũng như toan tính không đâu là giới hạn.
Có lúc người Anh đã chiến thắng, Paul
Kruger, vị tướng nổi tiếng Affricaner đã phải chạy trốn sang Thụy sĩ kêu cứu rồi
chết ở đấy, Pretoria thuộc về người Anh. Người Affricaner bị dồn vào trại tập
trung, ôm mối căm hờn nhìn người Anh “hớt tay trên” thành quả của mình sau gần
ba thế kỷ cày sâu cuốc bẫm.
Nhưng con cháu nhà Boer không dễ gì buông
tay. Không dễ gì để tổ tiên mình phải trợn mắt nơi chín suối, không dễ gì xoá
khỏi ký ức cuộc trường chinh lập quốc đẩm đầy máu của tổ tiên họ những thế kỷ
trước.
Cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar thôi!
Và người Anh cũng không dại gì để phải có
nhiều kẻ thù cùng một lúc, thế là họ thoả hiệp trên cơ sở cùng màu da để trở
thành chủ nhân chung của Nam Phi . Một Nam phi của người da trắng.
Vậy 80% người dân đen Nam phi sẽ như thế
nào?
Họ trở thành khách trọ trên chính quê
hương mình. Và apartheid xuất hiện trong lịch sử châu phi!
Apatheid có nghĩa là separation mà mình
hiểu nôm na là phân biệt chủng tộc. Da trắng có khu của da trắng, da đen có khu
riêng của mình. Nước sông không phạm nước giếng. Người da đen không có quyền
bén mảng đến khu dành cho da trắng. Trong bệnh viện, trong trường học, trong
công viên, trên xe bus, trên bãi biển ... người nào chỗ ấy. Người da đen mà
léng phéng là bị xử ngay.
Sự phân biệt tuyệt đối đến độ một quả tim
người da màu bị tai nạn dù còn tươi rói vẫn không đước đem ghép vào lồng ngực của
người da trắng đang ngàn cân treo tóc. Hay một cô gái da trắng yêu một anh
chàng người da đen đã phải trốn chui trốn nhũi như tội phạm.
Là quy luật, hể có áp bức là có đấu
tranh. Nelson đã lãnh đạo người dân da màu chống lại apartheid. Ông trở thành
người tù lâu năm nhất hành tinh- 27 năm.
Tôi về thăm Robben island vào một ngày biển
động . Dù chỉ cách đất liền có 11km nhưng phải mất gần cả giờ tầu. Hướng dẫn là
một cựu tù chính trị đã chọn nơi nầy để sống những ngày còn lại của cuộc đời
sau 7 năm ở xà lim. Ông dẫn chúng tôi đi thăm xà lim của Nelson, thăm cái mỏ đá
nơi ông đã làm việc 27 năm, thăm cái vườn rau nơi ông đã giấu bản thảo của cuốn
hồi ký đời mình (La grande marche vers la liberte).
Tôi nhớ cái lần đi thăm quê Bác ở làng
Sen, cô hướng dẫn vừa đứng bên khung cửi của bà Hoàng thị Loan vừa thuyết minh
vừa lau nước mắt. Mà nước mắt ở đâu mà nhiều thế! Nhất là đoàn nào cô cũng khóc.
Ở đây không có nước mắt. Anh cựu tù binh
dí dõm cười khi kể là sau khi ra tù và được bầu làm tổng thống Nam Phi, Nelson
đã chọn anh bạn tù (người đã thành công trong việc vận chuyển cuốn hồi ký cất dấu
của mình vào đất liền) vào vị trí Bộ Trưởng bộ giao thông vận tải.
Theo kiểu nầy, đúng ra nhà nước CHXHCN Việt
Nam thời mới giải phóng phải chọn anh Lượm (giao liên) của Tố Hữu vào vị trí của
ông Thăng bây giờ!
Hãy như thế nhé anh cựu tù Robben island!
Đừng hư cấu gì thêm cả để Nelson Mandala
mãi mãi là vị thánh của thế kỷ 21.
Cape Town được xếp là một trong những
thành phố đẹp của hành tinh. Phải đứng trên đỉnh núi Montagne de la Table, hay
chạy xe vòng quanh vịnh Bonne Esperance mới cảm nhận hết cái đẹp và hào phóng của
mảnh đất nầy. Những đồi nho bát ngát (route des vins) những con đường hoa rực rỡ
(route des jardins). Hoa dại, hoa không dại, trên cát, trên đất, trên đá đâu
đâu cũng ngạo nghễ vươn lên như người dân bản xứ.
Một bữa ăn toàn thịt (repas carnivore) một
ly vang đỏ Nam Phi chính hiệu bên bờ vịnh, với gió lạnh hiu hiu từ Đại Tây
Dương thổi vào ta chợt hiểu ra vì sao những người Hà Lan thời ấy đã bội ước, bất
chấp cả vô lý, quyết dành lấy Nam Phi .
Cô hướng dẫn sau khi cụng ly vài lần đã
ngà ngà say. Mà khi say con người ta dễ thành thật: Cô tâm sự: nhiều khi cũng
muốn rời Nam Phi nhưng đi đâu bây giờ. Tổ tiên cô là người Africanners, cả mấy
đời dòng họ cô đã sinh ra trên mảnh đất này.... Giá như đùng có apartheid, gia
như đừng có sự phân biệt mầu da, giá như hai dòng máu đen trắng ngay từ đầu được
tự do hòa quyện vào nhau để tất cả những đứa con sinh ra trên mảnh đất mũi nầy
đều là anh em…
Ừ thì giá như!
Bây giờ tất cả thuộc về “bên thắng cuộc”.
Kể từ năm 1990, ba đời tổng thống Nam Phi
đều là người da đen, đảng của Nelson Mandala luôn thắng thế trong các cuộc bầu
cử và người da màu nhờ thế cũng hưởng được nhiều ưu thế khác: ưu tiên trong quyền
lực,ưu tiên trong việc làm, ưu tiên trong việc hưởng lợi ích xã hội...
Tuy nhiên,
Hệ quả là trong vòng hơn hai mươi năm,
hàng triệu người da trắng đã bỏ quê hương Nam Phi ra đi. Số còn lại thì co cụm
lại trong những khu riêng biệt được bao bọc bởi các hàng rào điện. Mối thù hằn
màu da gần 04 thế kỷ vẫn còn âm ĩ đâu đó. Giết, bắn, cướp là chuyện xãy ra thường
ngày. Người da trắng luôn cảm thấy bất an.
Và người da đen chưa thì kịp chuẩn bị để
hưởng sự tự do nầy. Nelson Mandala chỉ mới đưa họ lên chuyến tàu BÌNH ĐẲNG còn
lái như thế nào thì còn phải nắm được luật.
Vị Tổng thống đương nhiệm, với 07 bà vợ đã
tỉnh queo khi nói về sự lây nhiễm của SIDA
“chỉ cần tắm một phát sau khi giao hợp với người nhiễm HIV là tránh khỏi
lây nhiễm”(!)
Đâu đó trên hành tinh vẫn còn nhiều đất
nước giống Nam Phi sau khi giải phóng.
ThoPhan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét