Lần đầu đi trại sáng tác
Số là vào trung tuần tháng tư
vừa rồi, tôi may mắn được theo đoàn văn nghệ sĩ của Hội Liên Hiệp Văn
Học Nghệ Thuật TP Đà Nẵng đi dự trại sáng tác ở Nhà Sáng Tác Quốc
Gia Tam Đảo- Vĩnh Phúc. Vui vì được vinh dự tham gia đi thực tế để
sáng tác, nhưng lo vì đây là lần đầu tiên tham gia nên chưa biết liệu
khả năng của mình có đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo Liên Hiệp
đề ra hay không? Nhưng thôi hãy gác mọi lo lắng ấy lại miễn được đi
là tốt rồi, có gì hạ hồi phân giải.
Đoàn của chúng tôi đi có 12 người
gồm các bộ môn: Nhiếp ảnh, âm nhạc, thơ, văn và múa. Thời gian đi hơn
nửa tháng và hướng đi là về các miền Tây Bắc của tổ quốc. Chủ đề
sáng tác là kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 40 năm thống
nhất nước nhà, học tập theo gương đạo đức Hồ Chí Minh và tình yêu
quê hương đất nước, tình người… Quả thật đó là những đề tài gai góc
khó gặm, khó nuốt vì phần lớn đã được các văn nghệ sĩ cây đa cây
đề trên toàn quốc phản ánh trên mọi góc độ của nghệ thuật rồi. Và
một điều khó hơn nữa là đi tham quan thâm nhập thực tế chỉ như cưỡi ngựa
xem hoa, cần phải có thời gian để cho hiện thực khách quan được “tiêu
hóa”, thấm vào máu thịt của người nghệ sĩ thì họ mới có đều kiện
để sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật.
Thú thật, sau chuyến đi dài ngày
như vậy, mặc dù tôi đã về lại nhà được 2 hôm rồi, song ký ức của
chuyến đi đã để lại trong tôi quá nhiều cảm xúc mà cho đến bây giờ
tôi như vẫn còn thấy xao xuyến, bồi hồi và những xúc cảm ấy cứ dâng
lên trong lòng tôi đến choáng ngợp. Hình như tôi đã bị bội thực bỡi
tình đất tình người, bởi những ấn tượng về các di tích lịch sử của
dân tộc và bội thực bỡi phong cảnh đẹp tuyệt vời của miền Tây Bắc. Những
điều ấy tôi chỉ được học, được đọc qua sách vở, qua các phương tiện
nghe nhìn mà cho đến nay tôi mới được đến tận nơi, sờ tận tay, thu cả
vào mắt vào lòng. Có lẽ tôi thuộc hạng người tham lam quá chăng?
Người xưa bảo: “Đi một ngày đàng
học một sàng khôn” hay “Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết
ngày nào khôn” quả thật chẳng sai tí nào. Không những học được “một
sàng khôn” mà còn học được cả trăm cả ngàn “sàng khôn” nữa ấy chứ! Tuy
nhiên, hiện thực khách quan của cuộc sống thì muôn hình muôn vẻ mà
sức người cùng khả năng sáng tạo thì có hạn nên chỉ mong sao mình
làm được một chút gì đó có ý nghĩa, dù rất khiêm tốn cho cuộc đời
này thì đã là hạnh phúc lắm rồi.
Xin được khất lại kết quả sáng
tác của chuyến đi, mà cho phép tôi được kể lại một số cảm xúc của
mình trên suốt cuộc hành trình đi và về để gọi là làm một món quà
nho nhỏ tặng các bạn GIAO MÙA của tôi đọc cho vui. Và cũng xin các
bạn cho phép tôi được lấn sân một chút qua lĩnh vực khác để cho câu
chuyện có thêm phần sinh động đỡ buồn chán.
Chúng tôi khởi hành từ Đà Nẵng,
điểm dừng chân đầu tiên là vào viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở
Vũng Chùa -Đảo Yến, Quảng Bình. Chúng tôi theo sự hướng dẫn của các
chiến sĩ cảnh vệ vào viếng mộ của Đại tướng trong khung cảnh thành
kính trang nghiêm. Đường từ Quốc lộ 1 vào đến mộ Đại tướng đã được tráng nhựa,
người ta đang lát 103 bậc tam cấp bằng đã granic màu đen từ dưới chân đồi lên
đến mộ của Người. Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình ra đến thành phố Vinh đã
là 19g và nghỉ đêm tại đó. Xin được dong dài một chút, sở dĩ xe chạy chậm là do
Quốc lộ 1 đang được nang cấp mở rộng từ Nam cho đến Bắc nên sự lưu thông trên
đường rất chậm và đầy bụi bặm, vì thế phần lớn các phương tiện ô tô vận tải và
xe du lịch đều lên đường Hồ Chí Minh để đi nhờ vậy mà đỡ bị kẹt xe.
Đến 18g chiều hôm sau, đoàn chúng tôi
đến nhà sáng tác quốc gia Tam Đảo ở Vĩnh Phúc. Lúc xe còn ở dưới chân đèo thì
hoàng hôn nắng vàng rực rỡ, thế mà khi xe chạy lên giữa chừng đèo thì trời lại
mù sương se lạnh và khi xe đến đỉnh đèo thì trời như mùa đông, khói mây mờ mịt.
Không chỉ riêng tôi mà mọi người trong đoàn khi xuống xe đều rất ngỡ ngàng
trước cái cảnh mây bay bồng bềnh như mình đang ở cõi bồng lai. Chúng tôi dự lễ
khai mạc trại và ở lại Tam Đảo một tuần để hoàn chỉnh tác phẩm của mình. Cũng
giống như Bà Nà ở quê mình, cũng đèo dốc quanh co và khói sương lãng đãng, nhưng
ở Bà Nà thì mức độ sương mù không dày đặc như Tam Đảo, suốt một tuần mà không
hề thấy bóng dáng của mặt trời và điều đáng nói là phong cảnh nơi đây thật hữu
tình thơ mộng, nhất là các rừng trúc xanh rờn ở các đền chùa miếu cổ trên đỉnh
núi cao.
Những lúc rảnh rỗi, chúng tôi rủ nhau
đi dạo quanh phố núi để tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Chợ
họp ven theo các sườn đồi ngập chìm trong mây khói, người ta cũng buôn bán
những thứ hàng tiêu dùng như ở dưới xuôi, đặc biệt ngọn rau su su xanh mơn mỡn
như là món hàng đặc trưng ở nơi này. Ban đêm hàng quán cũng hoạt động nhộn
nhịp, cũng quán caffe, cũng quán nhậu, cũng những quày hàng bán đồ lưu niệm rất
phong phú. Tôi không thuộc hàng đệ tử của Lưu Linh, nhưng theo anh em trong
đoàn vào quán nhậu để uống nước chè xanh và chiêm ngưỡng những món nhậu đặc sản
của vùng Tam Đảo. Các món nhậu thật lạ mắt lạ miệng như món trứng gà nướng, món
rau su su xào tỏi, món thịt hun khói, món thịt heo cắp nách nướng xiên ăn với
cơm lam ống nứa. Nhìn chung thì cuộc sống sinh hoạt ở nơi đây cũng khá vui và
tỉnh lặng, có lẽ chỉ thích hợp với những tâm hồn mơ mộng suy tư.
Ngoài nhiệm vụ chuyên môn của mình là
sáng tác ca khúc, tôi đã không kìm nén được cảm xúc của mình trước phong cảnh
tuyệt vời của Tam đảo nên đã mạo muội lấn sân qua lãnh địa thơ ca. Xin phép ghi
lại mấy dòng nầy tặng các bạn đọc cho vui cửa vui nhà.
Vấn vương
Giống
như Bà Nà ở Đà Nẵng quê tôi
Cũng
nước biếc non xanh cũng suối reo róc rách
Cũng
sương mù mênh mang cũng quanh co đèo dốc
Nhưng
Tam Đảo lại bồng bềnh bồng bềnh như cõi Bồng lai.
Có
tiếng gà gáy gọi bình minh ướt đẫm sương mai
Gọi
đến khàn hơi mà mặt trời không đến
Chỉ
nghe tiếng suối reo quanh theo sườn núi
Như
những cung đàn lay động cả không gian.
Những
giàn su su mướt xanh thao thức mơ màng
Những
cây thông già nua lắt lay trong gió
Những
ngôi nhà liêu xiêu bên dốc đèo quanh co mờ tỏ
Những
đợt sương mù sà xuống như níu bước chân ta.
Mây
bồng bềnh trôi từng phiến la đà
Như
ùa vào lòng như hôn lên tóc
Tam
Đảo vẫn lặng thầm không hề mời mọc
Bước
chân muốn quay về mà lòng như còn ở lại nơi đây.
Đêm phố núi
Tam
Đảo ngày và đêm có khác nhau là mấy
Khái
niệm về thời gian cũng chỉ tạm thời
Những
ngọn đèn đêm như những con mắt đỏ hoe trong sương khói
Ánh
sáng cứ rẫy run theo từng cơn gió ùa về.
Du
khách đi chợ đêm trong cái rét tái tê
Phố
nhỏ tới lui không đầy mươi phút
Rồi
tạt vào mấy cái quán đơn sơ nép mình bên sườn núi
Cùng
nhau nhâm chi vài chén ấm lòng.
Ẩm
thực đơn sơ nhưng rất lạ và ngon
Trứng
nướng lửa hồng và thịt heo cắp nách
Ngọn
su su xào,khoai lùi cùng cơm lam ống nứa
Rượu
ngoại rượu ta và cả rượu cần
Nhấm
nháp vài ly người thấy lâng lâng
Du
khách ra về như đi trong huyền ảo
Mới
chợt nhận ra đặc sản ở nơi Tam Đảo
Là
mây trắng và sương mù đặc biệt nhất trần gian.
Nhặt
Ước
gì em có ở đây
Để
anh hái nắm mây này cho em
Cài
mây lên mái tóc mềm
Giữa
chiều Tam Đảo bồng bềnh mây bay
Rượu
không uống mà vấn thấy say
Khói
sương bàng bạc hết ngày lại đêm
Vi vu gió thổi qua thềm
Suối reo róc rách ngỡ em gọi về
Nghe
trong bao nỗi bộn bề
Tiếng
đời vang vọng say mê lòng người
Nhặt
trong mây khói nụ cười
Của
người Tam Đảo ngược xuôi rộn ràng
Tặng em thêm chút đa đoan
Theo dòng Thác Bạc cung đàn
nhớ thương.
Thiếu
và thừa
Thừa thiếu ở đời thật chẳng
đồng cân
Như Tam Đảo thừa mây,thừa mưa
và thừa độ ẩm
Nhưng ngày lại thiếu ánh mặt
trời sưởi ấm
Đêm rằm thiếu ánh trăng tròn
như ở dưới xuôi.
Phố núi mù sương nhưng nào
thiếu cuộc vui
Nhưng lại thừa nỗi buồn của
những người viễn khách
Như chiều nay giữa muôn trùng
xa cách
Giữa mây khói bồng bềnh
Anh thiếu em!
Lên đến Bà Chúa Thượng Ngàn
Ghé qua Đền Mẫu, Chùa Vàng nghe
kinh
Trầm hương khói tỏa lung linh
Người người cầu lạy cho mình
bình an
Tâm hồn thư thái nhẹ nhàng
Bồng Lai tiên cảnh trần gian
đây rồi
Suối reo róc rách quanh đồi
Trúc xanh xanh ngắt bồi hồi
mây bay
Bâng khuâng giữa nước non nầy
Nhớ ơn công đức bàn tay
con người
Mưa rơi ướt sũng nụ cười
Giữa vườn Phật tượng cứu người
trần gian
Bước chân con cháu ngỡ ngàng
Làm sao hiểu được gian nan
ngày đầu
Linh thiêng Quốc Mẫu nhiệm mầu
Lắng nghe con cháu cúi đầu tri ân.
05.5.2014
Trương
Công Ảnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét