Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Di căn

 Hình ảnh có liên quan
Di căn

Đem treo nỗi nhớ lên trời
Nỗi buồn giữ lại để mời cố nhân
                  Nỗi đau cất kỷ phòng thân
Niềm vui hạnh phúc riêng phần cho em.

Quạnh hiu úp mặt vào đêm
Trong mơ vuốt sợi tóc mềm xuân xưa
Nghìn trùng xa vẫn như chưa
Mà em vẫn đấy như vừa hôm nao.

Thôi đành lạc giấc chiêm bao
Em ơi biết đến khi nào mới nguôi
Áo cơm tần tảo ngược xuôi
Tưởng đâu đời đã lấp vùi ước mơ.

Dệt tình vào những vần thơ
Nhớ em anh lại ra bờ Sông Tương
Tình yêu căn bệnh dị thường
Cho tim rớm lệ sầu vương một đời.

La Thứ
Hình ảnh có liên quan

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Lặn

Kết quả hình ảnh cho lặn
lặn
                       Không biết cái lười biếng và nhác nhớm có phải là một căn bệnh hay không và nó có họ hàng gì với nhau không mà sao nó lại giống nhau đến thế? Nó như anh em sinh đôi và giống nhau y như hai giọt nước. Chắc mọi người chúng ta còn nhớ nhà văn Ngô Tất Tố nói về cái tính anh hùng rơm của Chí Phèo sau khi rượu trong người đã nhạt: “Cái sợ là bản chất cố hữu của con người”. Thì ở đây có người còn ví von rằng cái lười và nhác: “Đó là bản chất cố hữu của con người,chỉ thích ngồi chơi mà không thích mần diệc”. Trong trường hợp nầy thì ứng với lão Lý ở làng 12A3 quả chẳng sai tí nào.
                      Ai đời, lão ta ti toe với làng với nước là sau khi lão chữa được bệnh cho cái còm-pu-tơ rồi là lão sẽ về với Giao Mùa dài dài. Ấy rứa mà từ lúc cái tay TêKa toang toác loan tin thì lão ta đeo bình hơi lặn đi đâu mất tăm mất tích. Đến nỗi Giao Mùa đăng tin chúc mừng kỷ niệm 34 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 thì lão ta cũng không có tiếng bấc tiếng chì nào để gọi là…. Đằng nào lão ta cũng đã từng “bán cháo phổi” đâu được mấy năm cơ mà! Đúng là tệ quá! Đồ Gàn tui vốn chắng là chi, chỉ là hạng dân quèn,nhưng về thăm Giao Mùa nghe anh chàng TêKa bán than giùm cho lão Lý mà tui bắt nổi sảy. Để tìm hiểu thực hư như thế nào (kẻo oan cho người đáng oan), Gàn tui bèn làm một cuộc “Tám xuyên Việt” dò la tin tức thì mới hay những chiện về lão Lý là có thật100%, không oan tí nào.
                      Nghe đâu lão ta chuẩn bị hạ cánh vào cuối năm nay, nhưng trước khi hạ cánh lão ta phải lo kiểm kê kiểm kiếc để làm thủ tục bàn giao công việc cho người thay thế. Rồi lão lại vác tù và lo cho Hội Cựu Giáo Chức của địa phương nơi lão đang cư trú để kỷ niệm ngày 20/11 đến vã mồ hôi đấy chứ! Rồi lão lại đi “lằng nhằng” với Hội Âm Nhạc Thành phố dẫn tới hệ quả là phải lo đầu tư chất xám “chữa đẻ” để giao “con” cho họ chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày chia tách tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương vào tháng 1 năm 2017. Chưa hết đâu, lão ta còn bày đặt cưa sừng làm nghé khi tí ta tí tởn với các nhí ở Cung Văn Hóa Thiếu Nhi Thành Phố, cố tranh mua cho bằng được tấm vé tàu để làm cuộc hành trình về lại tuổi thơ mới gớm chớ! Rồi lão lại lo vác tù và cho đồng đội của lão để tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày các lão vào bộ độị (27/11/1976-27/11/2016). Rồi nghe đâu sắp tới đây lão ta lại chuẩn bị họp lớp thời đệ thất ở trường Phan Châu Trinh để kỷ niệm 48 năm ngày các lão ra trường. Rồi…. rồi…. rồi…. Không biết rồi lão còn bao nhiêu cái rồi nữa đây? Lão hứa giăng hứa cuội với bà con mình, nào là xin Ban Chỉ Đại của Làng 12A3 và Ban Quản Trị Giao Mùa  mở nông trường, nông trại để kinh doanh kinh diếc gì đó mà nào có thấy chi mô? Lão ta chỉ lo tư lợi cho cá nhân và chỉ giỏi “việc nhà thì nhác việc cô bác thì siêng” thôi à! Đâu như cái nhà Chị ThọPhan và cô nàng Tóc Nguyệt, họ ở tận bên kia bán cầu mà còn thỉnh thoảng về thăm bà con làng mình chứ không thôi Giao Mùa đến là hoang vắng!
                    Và cũng nhờ qua mấy gánh dưa lê mà Gàn tui còn biết thêm nhiều thông tin về dân làng mình như: cô nàng Chiêu Anh không ra Huế giúp con gái bán buôn mà về lại Đà Thành để nghỉ ngơi thư giản lại tranh thủ coi giúp con gái xây nhà. Nhà chị Bán Xôi thì sau khi về hiu rồi không còn ở lại dạy hợp đồng theo đề nghị của nhà trường mà chỉ dạy kèm ở nhà theo yêu cầu của học sinh và phụ huynh mà thôi. Anh chàng Mõ thì vẫn làm dân biểu dài dài kèm thêm việc trông nom cháu ngoại đích tôn với sự trợ giúp của hàng xóm. Vợ chồng bác Cả Lê thì vũ như cẩn, nghĩa là giữ cháu ngoại trực tuyến và thường xuyên Online trên từng cây số. Lão quản gia tuy bận rộn công việc cuối năm ở cơ quan mà vẫn nhớ chăm sóc ngôi nhà chung để bà con dân làng lâu lâu ghé về thăm. Còn anh chàng Huỳnh Moang nghe đâu đã rời KỳTam City, đoàn tụ gia đình ở Sài Ghềnh và trở thành một đạo sĩ ẩn dật nơi đất Phương Nam. Riêng Lý Phó nhà ta nghe đâu cũng đang theo Hoàng Quý Phước tập huấn bơi lặn để tham dự Olimpic Giao Mùa tổ chức vào năm tới. Nhà Nhị Lang bên tê Sông Hàn vẫn bình yên với gạo gas tành tành như bổn tính. Còn lại đại đa số bà con làng mình thì vẫn như ngày nào, không nghe ai than phiền hay trách móc chi!
                    Năm 2016 đang chạy đến những bước cuối cùng để về đích, không biết cái Ban Chỉ Đại của Làng 12A3 có gì mới không? Dù sao Gàn tui cũng luôn mong cho Giao Mùa ngày càng được đông vui và ngọn lửa tình bạn vẫn mãi luôn ấm nồng như những  ngày xưa thân ái!

Đồ Gàn

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM


MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

KÍNH CHÚC CÁC THẦY CÔ LUÔN MẠNH KHỎE, AN LÀNH

CHÚC CÁC BẠN LÀM NGHỀ GIÁO CÓ NHIỀU NIỀM VUI 

VỚI HỌC TRÒ
Kết quả hình ảnh cho 20/11



Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Ma ám

Kết quả hình ảnh cho ma ám
Ma ám
                 Nói ra xin các bạn đừng cười,khi tui kể lại chuyện nầy thì cái “Còm…” của nhà lão lý  hình  như  đã  “chạy” được hơn mươi giờ khá an toàn sau hơn mấy tháng “ngủ đông” vì lâm bệnh nặng. Cũng may nhờ có mấy ngày nghỉ bù để chuẩn bị cho cuộc “hạ cánh” vào cuối năm nay nên lão ta đã mang cái “Còm” đi đến các trung tâm máy tính lớn ở Đà Thành để chữa trị. Đến đâu,sau khi kiểm tra và nội soi cẩn thận “các bác sĩ Còm” đều khẳng định:
-         Máy của chú/bác có hư hỏng chi mô mà chữa?
                 Lão ta hí hững ôm cái “Còm” về nhà tra dây nhợ cẩn thận rồi bật lên thì màn hình chỉ hiện lên vỏn vẹn mấy từ tiếng Anh lạnh ngét “No Singal”. Lão lại hì hục tháo dây nhợ ra rồi lại ôm bệnh nhân đi viện tiếp, không biết lão ta đi lại bao nhiêu lần mà đến nỗi cô nhân viên tiếp nhận cấp cứu thấy lão đến thì chau mày ngạc nhiên và không thèm ghi giấy hẹn về tình trạng sức khỏe của máy như mọi lần trước và chỉ với một câu hỏi duy nhất “Lại hư nữa hả bác/chú?”.
                Khi ngồi vào hàng ghế dành cho khách hàng chờ đợi để nghe các bác sĩ tin học trả lời về tình trạng sức khỏe của cái “Còm” của lão thì họ vẫn bảo:
-         Bác vào đây mà xem nè, máy có hư hỏng chi mô,vẫn chạy tốt mà?
                Lão Lý nở một nụ cười méo xẹo và xuống giọng rề bán than:
-         Núa thiệt với mấy cô mấy chú, không hiểu reng mà lạ rứa! Ở đây thì nó chạy ngon lành mà khi về nhà thì nó túi thui! Làm như bị ma ám không bằng?
                Sau khi được các bác sĩ dặn dò cẩn thận, lão ôm máy về nhà làm theo sự hướng dẫn của giới chiên môn, cuối cùng kết quả vẫn không có gì sáng sủa,nó chạy được chưa quá năm phút lại cắt. Quá thất vọng lại thêm mụ Lý và mấy đứa con của lão thấy lão ngồi thừ ra trước cái “Desktop” túi thui như cái tiền đồ nhà Chị Dậu với mấy lời góp ý chân tình:
-Dời máy đi chỗ khác đi, chỗ nớ có “Vấn đề” rồi đó!
                Thói thường,trong những lúc bối rối và thất vọng, con người ta hay tin vào những điều không thể tin được để trấn an tinh thần và lúc nầy lão Lý cũng đang trong tình trạng chập chờn ấy. Rồi vào một buổi tối sau khi cơm nước xong lão ngồi thừ ra trước hiên nhà thì anh con rễ nhà lão BaGa (trước học khoa Công Nghệ Thông Tin ở trường ĐH Duy Tân) góp ý:
-         Có thể bộ nguồn của máy có vấn đề và cũng có thể điện nhà bác ở khu vực máy tính bị quá tải nên máy bị ngắt dòng liên tục, hay bác đổi máy đi chỗ khác xem sao?
                Nghe theo sự góp ý ấy, lão bèn chuyển máy xuống nhà bếp, sau khi anh con rễ của lão BaGa lắp đặt xong và bật máy khởi động thì máy chạy ngon lành. Lão Lý khấp khởi mừng thầm và lên gác lôi xuống một đùm lòng thòng những dây điện và ổ cắm, lão quyết tâm làm lại hệ thống dẫn điện mới tuy tạm thời để đưa máy về chỗ cũ chứ vô lẽ để máy ở dưới bếp? Hơn nữa để xem máy bị quá tải về điện có đúng không? Sau khi máy hoạt động hơn nửa giờ an toàn, lão Lý đưa máy về vị trí cũ và khốn nạn thay, khi bật lên thì nó vẫn túi thùi thui, nó như thách đố và khiêu khích cái niềm hy vọng cùng tính kiên nhẫn của lão! Thế là cái tiên đoán tâm linh mà vợ con lão nói về “Cái chỗ nớ có vấn đề” cứ lờn vờn mãi trong tâm trí của lão và hình như lão thấy bị lung lay!
                  Nhưng may sao câu hát “Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng…” của NS Trịnh Công Sơn đã giúp lão thêm vững tin và thế là ngày hôm sau lão lại vác cái Còm đến trung tâm sửa chữa và giới chiên môn công nghệ thấy lão quá nhiệt tình lui tới nên test lại máy, lấy cho lão một sợi cáp nguồn mới và ân cần:
-Níu lần ni mà không được nữa thì trung tâm sẽ cử nhân viên kỹ thuật đến nhà giúp bác/chú và phương án cuối cùng mà vũ như cẩn thì bác/chú nên thay cái Còm mới cho rồi!
                 Và như các bạn thấy đó, lần nầy cái Còm của lão chạy an toàn để tui kể lại câu chiện buồn cười đến ngớ ngẫn của lão Lý với trình độ i tờ về vi tính đã làm đau dầu các nhà công nghệ thông tin ở các trung tâm máy tình của Đà Thành.
                  Lâu nay lão Lý bặt tăm trên chốn giang hồ (Í lộn! Trên chốn Giao Mùa chớ?) không biết có phải nguyên nhân vì cái “Còm” nầy chăng? Trước đây lão đã từng tâm sự với tui rằng lão sẽ xin ban quản trị GiaoMùa mở một trang trại nuôi hiu và đưa một số hàng hóa thuộc lĩnh vực PDF để làm phong phú thêm cho GiaoMùa, nhưng nghe đâu lão Quản gia và Ban Chỉ Đại của Làng chưa cấp phép. Mong rằng qua sự cố “Ma ám” nầy, lão ta sẽ thường xuyên về mà lo việc làng việc lớp và cũng để cho Giao Mùa của làng ta bớt vắng vẻ hơn.
31/10/2016

TÊ KA

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

sinh nhật tháng 11

Sinh nhật tháng 11

Trong tháng 11, cả lớp chúc mừng sinh nhật của  bạn

 Nguyễn Ngọc Tuyết:     05-11-1958

Giao mùa chúc bạn cùng gia đình luôn vui tươi, bình an.