CAMILLE
CLAUDEL & RODIN- MỘT CHUYỆN TÌNH.
Người ta đã khai tử bà năm 50 tuổi, nhưng trên
bia mộ ghi bà mất ở tuổi 80.
Hình như Camille Claudel sinh ra với đôi bàn
tay của một nghệ nhân . Mới bốn tuổi, bàn tay bé nhỏ ấy
đã biết nhào nặn, biết biến những cục đất vô
tri thành những nhân vật cổ tích mình yêu thích .
Sớm nhận ra tài năng của Camille, bố bà quyết định tìm
thầy cho con tầm đạo. Bà mẹ thì kịch liệt phản đối. Nghệ vởi chả thuât, con gái
gì mà lúc nào tóc tai mặt mũi cũng lấm lem, đó là chưa kể khoản chi
phí phải cắt ra cho cái việc theo bà là vô bổ và không phù hợp với con gái.
Nhưng bố Camille đã
quyết là làm.
Năm bà 18 tuổi, ông đã đưa bà cùng em trai là Paul
Claudel (người nầy sau nầy vừa là nhà văn nổi tiếng, vừa là đại sứ Pháp của
nhiều nước trên thế giới) lên Paris học tập. Bà mẹ như thế cũng phải
theo con dù trong lòng chẳng muốn tí nào.
Vào thời ấy, trường Mỹ thuật vẫn chưa nhận phụ nữ vào học.
Nhưng Paris mênh mông, Paris là kinh đô của ánh sáng ,của nghệ
thuật.. . Không vào được trường
Mỹ thuật thì vào các xưởng điêu khắc tư nhân.
Và rồi định mệnh như có những con đường bí ẩn,
chỉ những kẻ có cơ duyên mới được hạnh ngộ. Con đường cơ duyên đã
đưa bà đến với Rodin, người đàn ông hơn bà 26 tuổi và là một điêu khắc gia có
tài thời ấy.
Như cá gặp nước, bà đã vẫy vùng trong thế giới của mình,
được thể hiện tài năng và nhất là có người biết cảm nhận tài năng ấy. Còn
Rodin thì nhận ra ngay bàn tay vàng của
cô bé 18 tuổi học trò nầy, họ đã nhanh chóng xoá bỏ ranh giới
thầy trò để trở thành cộng sự. Một số tác phẩm của Rodin ra đời
trong thời kỳ nầy có bàn tay của bà .
Còn bà dù bận rộn với hàng tá đơn đặt hàng của Rodin , bà
vẫn không ngừng sáng tác cho riêng mình.
Nhưng oái ăm thay, người ta chỉ thấy Rodin mà không thấy
bà đâu Cái bóng của ông quá lớn đã che mất bà cùng tài
năng hay những tác phẩm của bà cũng ngang tầm như ông?
Cái thế giới nghệ thuật ấy không chịu nhìn xa hơn để thấy
rằng trước khi gặp Rodin, chưa biết mặt mũi ông là ai , bức tượng bán thân “ la
vielle Helene’’ trong lần triễn lảm đầu tiên tại Paris của bà cũng đã bị cho là
ảnh hưởng Rodin.
Từ học trò, bà trở thành cộng sự, rồi người mẫu và
cuối cùng là người yêu của ông.
Cũng như bao nhiêu người đàn ông tài hoa nỗi tiếng khác,
Rodin cũng có không ít người mẫu, người yêu. Nhưng mối tình
với Camille có lẽ ông đã xếp riêng một góc. Vẽ đẹp trẻ
trung, nhất là cặp mắt rực sáng của Camille trong tình yêu cũng như trước mỗi
tác phẩm nghệ thuật đã làm lay động đến tận cùng trái
tim ông. Còn Camille thì tìm thấy ở ông hình ảnh người
đàn ông của mình: vừa là thầy, vừa là người đồng cảm trong nghệ
thuật, vừa là bình ảnh của Paul Claudel, của bố, hai người đàn ông
mà bà hết mực yêu thương trước khi gặp Rodin .
Cô bé 18 tuổi ấy đã yêu bằng tất cả
trái tim trong sáng của mình .
Họ đã có một thời gian
gần 13 năm yêu nhau. Mười ba năm làm người tình , 13 năm sáng tạo nghệ thuật,
mười ba năm hạnh phúc và 13 năm với biết bao tác phẩm để
đời để rồi bây giờ mỗi lần đến thăm Bảo tàng Điêu khắc của Rodin ta như
thấy hình bóng bà lởn vởn đâu đây, để rồi ngậm ngùi cho sự xoay
vần của con tạo.
Mười ba năm làm người yêu với một người phụ nử như thế
là đủ lâu. Bà muốn cùng ông tiến xa hơn nữa.
Nhưng Rodin thì nhập nhằng. Trước bà, ông đã có một người
phụ nữ khác, Rose Beuvet, người đàn
bà nầy là mẹ của con trai ông. Dù không cưới xin nhưng ông vẫn ở với bà.
Mười ba năm yêu Camille ông vẫn đi về giữa hai địa chỉ.
Một nơi gọi là nhà, nơi ông có người đàn bà chỉ biết có ông và hết lòng vì ông, có đưa con trai để yêu thương, một nơi bình
yên, không có công việc và đố kỵ của cuộc sống .
Bên kia là Camille
Claudel , là tình yêu ,là nghệ thuật, là sự chia sẽ ,là nơi của
những thăng hoa và cảm nhận, là nơi thoát tục, phiêu hồn theo
cảm xúc...
Nhưng Camille thì dứt khoát. Rodin phải chọn hoặc bà,
hoặc Rose Beuvet, không thể cả hai. Mười ba năm không phải là một sớm một chiều
để khó đi đến một quyết định, nhất là khi hai trái tim đập cùng một nhịp.
Nhưng Rodin không quyết định nên Camille
Claudel phải quyết định thay ông. Họ chia tay nhau.
Năm ấy bà 33 tuổi.
Bà mở xưởng riêng , bà lao vào công việc vừa để quên
Rodin , vừa để độc lập trong sáng tạo.
Nhưng trong tình yêu hể càng cố quên thì càng
nhớ. Một số tác phẩm của bà ra đời ở Quai de Bourbon trong giai đoạn
nầy đã nói lên sự bất lực của mình. “L’age mur“ là một
bằng chứng (Bức tranh điêu khắc gồm ba người,
Rodin bị kéo phía trước bởi một người đàn bà có khuôn mặt nhăn
nhúm mà không cần suy diễn ta cũng biết đó là Rose Beuvet. Rodin
chính giữa. Camille quì gối , lao về phía Rodin, cố níu ông nhưng cuối cùng đã phải
buông tay)
Buông tay vì lực kéo
phía trước quá mạnh.
Buông tay vì Rodin đã
đi về phía thói quen.
Sáng tác và rượu là cứu cánh của bà ở giai
đoạn nầy.
Rồi những tác phẩm làm ra thì chưa bán được mà
tiền thuê nhà, tiền mua vật liệu,
tiền thuê nhân công vẫn phải trả.
Tình yêu không, tiền
cũng không . Cuộc sống càng lúc
càng tồi tệ.
Lòng tự trọng các lúc
càng bị tổn thương.
Khi trái tim con người đã trèo lên đỉnh cao của lòng yêu
thương thường ít khi chịu dừng lại khi lao xuống dốc thẳng của lòng thù ghét
Từ yêu bà chuyển sang hận Rodin, bà cho ông là
tác giả của mọi nổi bất hạnh đời mình.
Và khi lòng thù hận đã lên đến cao trào, và có thể cũng
để đoạn tuyệt với mối tình không có kết thúc,bà đóng cửa không cho
ông vào nhà, không nhận thư ông, từ chối ngay cả bạn bè ông. Bà gọi họ một
cách miệt thị “ la bande de Rodin”. Bà cắt đứt quan hệ với họ.
Một mình, bà miệt mài
sáng tác.
Căn nhà ở Quai de Bourbon luôn luôn đóng cửa. Người ta
chỉ nghe tiếng vọng của những âm thanh lào xào chứng tỏ có sự sống bên trong
ngoài ra các cửa sổ ,cửa chính đều im ỉm.
Từ một Camille đẹp mê hồn bà biến thành một người đàn
bà nhăn nhúm nhếch nhác, đánh mất mình trong thất vọng và thất tình.
Một sai lầm mà phụ nử hay mắc phải khi cho là mất người mình yêu là
mất tất cả !
Nhưng may mắn thay, bà không hề
nhếch nhác trong công việc .
Trong thời gian nầy Rodin cũng đã tìm cách liên lạc với
bà bằng cách giả danh ai đó. Ông giới thiêu khách mua tượng của bà
hay chuyển nhượng cho bà những hợp đồng mà ông đã nhận để bà có thêm thu nhập.
Bởi nếu là ông, bà sẽ từ chối.
Tinh thần ngày càng tồi tệ. Có lúc chán hay trong cơn say
bà đập hết những sáng tác của mình (đáng tiếc). Người ta cho là bà điên.
Bố bà, người đã đi theo đam mê của con gái từ lúc còn bé
đến bây giờ vẫn không bỏ cuộc. Ông vẫn tiếp tục giúp bà tồn tại và
kịch liệt phản đối chuyện gởi bà vào bệnh viện tâm thần.
Ông mất năm
1913
Vài ngày sau , khi chôn cất ông xong, không còn ai cản
đường, mẹ bà quyết định theo ý mình, một xe cứu thương và hai
người đàn ông bất ngờ đến nhà Camille cưởng chế bà lên xe
đưa vào bệnh viện tâm thần.
Bà ra đi trong vội vàng , không kịp
chuẩn bị ngay cả một lời chia tay căn nhà hay những
tác phẩm của mình.
Và tồi tệ hơn bà không biết rằng lần ra đi nầy là vĩnh
viễn. Cuộc đời biệt giam 30 năm của bà bắt đầu từ đây.
Ban đầu bà còn gởi thư được ra ngoài. Bà kêu cứu. Bà muốn
được thoát khỏi cái nơi điên loạn nầy. Bà hy vọng.
Bà khẳng định mình
không điên.
Giá như mẹ bà đã không quá nhẫn tâm tuyệt tình với con gái, giá
như Paul Claudel quên đi bớt những chuyến đi, và Rodin đừng yêu kiểu Kim Trọng
yêu Thuý Kiều, mọi người dành cho bà chút hơi ấm của yêu thương, kéo bà ra khỏi
những đêm dài cô đơn nơi chốn lưu đày nầy thì có lẽ nhân
loai đã không phải đợi đến hàng 100 năm sau mới được biết đến CAMILLE
CLAUDEl.
Và bà đã không phaỉ
sống ba mươi năm cô độc, không một người thân, không một lá thư thăm
hỏi (sau khi bà mất , người ta phát hiện một số thư của bà đã bị lưu
giữ tại nhà thương. Họ đã nghe theo lệnh mẹ bà, không cho bà trao đổi thư từ
với ai cả)
Và trong 30 năm bà có được 14 cuộc viếng thăm, trong đó
13 lần của Paul Claudel
Rodin thì biệt tăm.
Cuộc sông cứ thế trôi đi. Họ quên dần bà. Không ai
nghe tiếng kêu cứu vô vọng của bà.
Bà mất ngày 19/10/1943
.
Hiện trong Bảo tàng Rodin có một căn phòng
dành cho các tác phẩm còn sót lại của Camille. Một số
khác nằm rải rác ở các bảo tàng tỉnh lẻ,Bảo tàng Nghệ Thuật Paris
hay bảo tàng Orsay.
Khách đến thăm bảo
tàng, đa phần thăm các tác phẩm của Rodin, một Michel -Ange của nước Pháp .
Trầm trồ trước Le Penseur, Le
Baiser l’Age d’airain, la Porte de l’Enfer hay muôn vàn các bức
tượng nổi tiếng khác được bài trí rất công phu ngoài vườn cũng như trong nhà
Và.... một chút ngậm ngùi khi
dừng lại với Camille cùng các tác phẩm của bà:
Một “VALSE” với hai
người (Rodin & Camille) quấn lấy nhau trong vòng
quay của điệu valse êm ái. Những tưởng khi
nhạc ngưng, họ sẽ mất thăng bằng, sẽ ngã.
Một tồn tại tạm bợ!
Một “IMPLORANTE” với
hình tượng người phụ nữ quì gối
(Camille) hai tay vô vọng đưa về phía trước trống rổng, cái
nhìn van xin, níu kéo... Nắm bắt được gì đây khi họ đã đi
rồi?
L’AGE MUR : người đàn ông ấy đã đi về
phía thói quen, coi nhẹ tình yêu.
Hay les
CAUSEUSES:.Giá như họ mở lòng cùng nhau?
Rất tiếc là chưa có
một bảo tàng dành cho Camille Claudel.
Rất tiếc là tình yêu của họ (Rodin) đã không
thoát ra ngoài sự tầm thường, và bà đã nối sợi dây quá dài cho cái giếng không
sâu để phí một tài năng, một đời người.