Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Tin buồn

 
Tin buồn

Lớp 12A3 (NK1975-1976) Trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng báo tin:
Vợ của bạn Bùi Đức Nhược là Võ Thị Yến sau một thời gian lâm bệnh nặng đã mất vào lúc 20g ngày 23/11/2015 (Nhằm ngày 12/10 năm Ất Mùi) hưởng dương 58 tuổi.
Lễ nhập quan vào lúc 15g ngày 24/11/2015
Lễ di quan vào lúc 6g ngày 27/11/2015 (Nhằm ngày 16/10 năm Ất Mùi)
An táng tại Nghĩa Trang gia tộc ở Hòa Sơn ,TP- Đà Nẵng.
Tập thể CHS lớp 12A3 xin chia buồn cùng gia đình bạn Bùi Đức Nhược. Cầu mong cho hương hồn bạn Võ Thị Yến sớm được siêu thoát.


Lớp 12A3

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Xứ sở của người ZOULOUS và Rừng già Nam Phi.






Xứ sở của người ZOULOUS và Rừng già Nam Phi.

Hành trình tiếp theo là Durban với một chặng bay gần 02g. Nơi đây ngày xưa là mảnh đất của người Zoulou. Dấu vết những trận đánh khốc liệt giữa người da trắng và người Zoulou vẫn còn được giữ làm di tích tham quan. Có trận thua có trận thắng, nhưng trận nào cũng đẩm máu. Phim ảnh đã tái hiện không biết bao lần nhưng ta cũng phải rùng mình khi đứng trước những người đàn ông đen thủi đen thui, mình đóng khố da beo, lưng trần trung trục tay cầm giáo lăm lăm như sẵn sàng nhảy bổ vào mình bất cứ lúc nào. Hoặc những phụ nữ phơi ngực cho mưa cho nắng, tỉnh bơ trước cái nhìn ngạc nhiên của khách.
Nhưng đừng tưởng bở nhé. Đằng sau nụ cười xã giao là ánh mắt phù thủy. Sẵn sàng biến bạn thành con kiến nếu mà léng phéng. Hiểu chưa ạ?
Và nếu  như Nam Phi cực Nam, với thành phố Cape Town rất Châu âu thì càng đi sâu vào đất liền phía Bắc mới thấy một châu Phi đúng nghĩa. Người dân ở đây nghèo và thiếu thông tin. Mà cũng đúng thôi. Một đất nước mà có 11 quốc ngữ. Ai nói nấy hiểu.
Người Zoulou nói thì người Khoi Khoi không hiểu, tương tự như thế với người Shosha,Sothos, swazi...
Vì thế cho nên vào thời điểm Wold cup 2010 tiếng kèn vuvuzela đã ngân vang trên khắp các sân cỏ. Đơn giản là vì các cổ động viên da trắng Nam Phi có thể hò hét hay hát bằng tiếng Afrikaan hoặc tiếng  Anh để ủng hộ các fan của mình, 80% dân  da đen của Cộng Hoà Nam Phi  không có ngôn ngữ chung,  Vuvuzela trở thành thứ ngôn ngữ  chung thể hiện sự phấn chấn của họ .
Gần 2000km từ Durban đến rừng Kruger phải đi ngang qua vương quốc Swazilan. Thế là thêm một lần sắp hàng để xin nhập cảnh. Swaziland là một nước quân chủ cuối cùng còn lại của Châu phi nằm lọt  thỏm trong lòng Nam Phi, khó mà chỉ ra trên bản đồ.
Một Thụy sĩ của Châu Phi, độc lập từ năm 1968, gồm một vài thành phố nằm trên đồi có độ cao từ 1200m đến 1800m. Muốn đi từ thành phố nầy sang thành phố khác phải đi lên, đi xuống đến bở hơi tai. Hướng dẫn là một anh chàng người Pháp gốc Pays Basque sang đây lập nghiệp từ gần 10 năm nay. Anh kể : vị vua đương nhiệm hiện có 10 vợ thế nhưng hàng năm vẫn tổ chức các cuộc “tiến cung’’ rất độc đáo. Các thiếu nữ tham dự sẽ phải ca  múa thâu đêm  trước mặt vua , và mỗi năm như thế ông lại sắm thêm một vợ mới .
 Tôi tiếc là quên hỏi Serge, anh hướng dẫn viên hiện ông bao nhiêu tuổi để xem liệu ông có phá được kỷ lục của vua Tự Đức  nhà mình không.
Như là chuyện cổ tích, Vương quốc Swaziland của ông có 1.100.000 người thì hết 400.000 người nhiểm HIV. Tuổi thọ trung bình của người dân là 40. Thuốc chữa HIV thì phát miễn phí tại các trạm y tế nhưng người dân không thể tiếp cận được  vì không có phương tiện để di chuyển. Họ đi toàn bằng xe... dép từ vùng nầy sang vùng khác trong khi vị vua nầy đã   không  chút ngại ngùng khi sắm cho mình chiếc máy bay riêng trị giá 36 triệu euro!
Các tổ chức từ thiện khắp nơi ồ ạt đổ về đây. Họ giúp dân xây trường, mở lớp. Học sinh lặn lội vài cây số đường bộ để đến trường trong bộ đồng phục nhễ nhại mồ hôi là chuyện thường gặp trên đường đi. Gặp đúng giờ ăn trưa, các em sắp hàng để nhận xuất ăn. Nhìn những khuôn mặc háu ăn, mắt không rời nồi thức ăn khi chờ đến lượt mình mới hiểu được giá trị của chén cơm ở đây.
Tôi thử bắt chuyện với một cậu bé đang ngồi ăn một mình ở góc sân. Thì ra chuyện đến trường để học cái chữ là ... phụ. Cái chính là được ăn bữa trưa miễn phí, và cũng có thể đó là bữa ăn duy nhất trong ngày!
Sau Swaziland là  Công viên thú Kruger.
Một khu rừng mà chiều dài 350km, chiều rộng từ đông sang tây gần 60km với đủ các loại thú. Nào voi, nào tê giác, nào hổ, nào báo, nào sư tử và muôn vàn các loại  thú quí hiếm khác tự do tung tăng.
Khác với ta, thay vì nhốt thú lại cho khách du lịch ngắm  thì ở đây người ta nhốt… khách du lịch lại cho thú ngắm. Có nghĩa là  khách du lịch được quyền di chuyển trong rừng bằng jeep và  không được rời khỏi xe. Khi phát hiện ra thú, dù xa dù gần, chỉ được… ngồi im trên xe mà nhìn. Không được đến gần hay rời khỏi vị trí.
Trong đoàn có các chuyên gia ngắm thú trang bị những ống kính… rất khủng. Một chú sư tử xuất hiện từ xa lắc , dễ chừng cả vài km, trong um tùm bụi rậm thế mà với cái ống kính vạn dặm của anh , cả cái râu của nó ta cũng thấy được.
Lần đầu tiên trong đời tôi được xem nhiều thú đến thế. Nhưng tất cả cũng do hên xui may rủi. Có đoàn đi cả ngày trong rừng chỉ thấy vài chú nai ngơ ngác hay một đàn trâu đang đủng đỉnh qua đường.

Đêm về Lodge. Vừa ăn tối vừa ngắm hà mã  lượn lờ dưới sông, hay canh chừng các chú khỉ sẵn sàng nhảy  lên bàn  cướp miếng bánh mì bạn vừa đặt xuống rồi biến ra ngoài sân ngồi nhâm nhi … một cách tự nhiên. Cứ như là bạn ăn thì tui cũng phải ăn thôi!

ThoPhan

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Mê ly

 
Mê li

                                             Tặng Thọ Pie

Thử có ai bằng cặp Thọ Pie
Cùng đi du lịch đến Nam Phi
Dắt nhau ra tới bờ Hảo Vọng
Quay phim chụp ảnh khoái cười khì.
Đường về có lẽ ghé Na Uy
Một công đôi việc tiện cực kỳ
Sướng nhất trên đời hình như chỉ
Mỗi một là Người Đàn Bà Đi.
Mình chỉ ước ao bé tỉ ti
Một lần đi tới đất Củ Chi
Được chui địa đạo ăn cơm vắt
Cùng khoai lang nướng với củ mì.
Mỗi người mỗi cảnh chẳng so bì
Giao Mùa ta có cặp Thọ Pie
Năm châu bốn biển đều đi hết
Úp lên bờ lốc thiệt mê ly.
Hì hì hì.................


Đồ Gàn

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Sinh nhật tháng 11

Trong tháng 11, cả lớp chúc mừng sinh nhật của  bạn

 Nguyễn Ngọc Tuyết:     05-11-1958

Giao mùa chúc bạn cùng gia đình luôn vui tươi, bình an.